Showing posts with label MCSA 2012. Show all posts
Showing posts with label MCSA 2012. Show all posts

September 11, 2015

MCSA 2012: Windows Server Backup (Phần 2)

Phần 2 mình sẽ đi vào cách cấu hình.
Chuẩn bị: Máy ảo chạy server 2012, ổ cứng ảo phải có 2 phân vùng, nếu chỉ có 1 thì add thêm ổ cứng.
Windows NT backup và 1 số chương trình backup khác khi backup sẽ dựa vào thuộc tính Archive. Khi chúng ta chỉnh sửa, hay tạo mới 1 file nào đó, lập tức hệ thống sẽ gán cho file đó thuộc tính Archive (A).
Windows dựa vào thuộc tính A để xác định đâu là file mới trong hệ thống.
Windows Server Backup thì không còn căn cứ vào thuộc tính A.
Việc so sánh giữa NT Backup và Windows Server Backup mình sẽ đề cập ở bài sau. 
Windows Server Backup có 2 loại backup:
– VSS full backup
– VSS Copy backup (mặc định là loại này)
VSS full backup: backup xong thì xóa luôn thuộc tính A.
VSS copy backup: backup dữ liệu nhưng không xóa thuộc tính A. Ta nên dùng  loại này khi server có kèm theo phần mềm backup khác (vì như đã biết các chương trình backup phải dựa vào thuộc tính A)
Cách cấu hình Backup trên Server 2012 (hoặc 2012R2). 
Triển khai:
+ Có 2 đối tượng Group có thể backup là: Administrator và Backup Operator.
+ Khi backup 1 folder nào đó được phân quyền NTFS thì Group Backup Operator phải có ít nhất là quyền Read.
Bước 1:
Mở Server Manager ->Manage -> Add Roles and Features -> Ta next mặc định đến cửa sổ
Select Feature: check vào Windows Server Backup. Rồi Next mặc định -> Install.
backup 1
Bước 2: Mở chương trình Windows Server Backup:
Server manager -> Tools -> Windows Server Backup hoặc (start -> run -> wbadmin.msc)
backup 2

Ta có 2 tùy chọn backup
Backup once: chỉ backup 1 lần sau khi ta cấu hình.
Backup Schdule: chạy theo lịch biểu mà ta thiết lập 
Ta chọn Backup Schedule
Getting Started: -> Next
Select Backup Configuration:
Full Server (bare metal backup): sao lưu tất cả các ổ đĩa có trên server.
Custom: tùy chọn folder, ổ đĩa để sao lưu. Ta chọn Custom -> Next
backup 3
Select Items for server: Chọn Add Items: để chọn nơi muốn backup
Ở đây ta chọn folder Data trong ổ đĩa C -> Next 
backup 4

(lưu ý: để chỉnh loại backup thì sau khi chỉ định nơi backup, ta chọn Advanced setting -> tab VSS Settings)

backup 15

Specify Backup Time: lập lịch để backup chạy
backup 5
Ta có 2 option
Once a day: lịch biểu chạy 1 lần backup trong 1 ngày
More than once a day: lập lịch để chạy backup nhiều lần trong 1 ngày:
12hPM: backup trong giờ nghỉ trưa.
12hAM: backup lần thứ 2 vào rạng sáng.
(cần kết hợp với UPS để phòng trường hợp cúp điện (backup sẽ không diễn ra).
-> Next.
Specify Destination File: Chọn nơi lưu trữ file backup
+ Back up to hard disk… : lưu file backup trên 1 ổ cứng khác (nên sử dụng, không nên lưu trên ổ đĩa chứa hệ điều hành).
+ Back up to a volume: lưu trên 1 phân vùng  ( chung ổ đĩa với HDH => không an toàn)
+ Back up to a shared network volume: lưu trên 1 share folder troeng hệ thống mạng (không khuyên dùng)
Không nên dùng cách thứ 3 : do khi lập lịch back up (schedule) thì dữ liệu sẽ bị ghi đè (replace). Trong khi 2 cách trên thì  dữ liệu sẽ được lưu trữ nối tiếp (append) nghĩa là cách 3 chỉ có 1 bản backup trong khi 2 cách trên có bản back up cho từng thời điểm.
Ta chọn cách 1 (do mình đã add thêm ổ cứng ảo) -> Next
backup 6
Select Destination Disk: chọn ổ cứng để lưu file backup -> Next
backup 7

Xuất hiện thông báo: format ổ cứng và lúc này ổ cứng chỉ có tác dụng chứa file backup ( ổ cứng sẽ bị ẩn và chúng ta không thể truy cập, lưu trữ các file khác) -> Ok
backup 8
backup 9
-> Finsish
backup 10
Vậy là đã lập lịch thành công. Mặc định file backup sẽ được ghi đè vào từng thời điểm backup. Khi restore thì chỉ cần chọn thời điểm cần  restore trên file back up.
Lưu ý
– Chỉ có user trong group Administrators và Backup Operators mới có quyền thực thi chức năng backup.
– Có thể tạo VHD file rồi attach vào disk management để lưu file backup (tạo thành ổ đĩa ảo chứa file backup) như bài Lab để tạo máy ảo. 
Khi làm việc với Windows Server Backup (WSB), mình có nhận xét như sau
– WSB sử dụng VSS nên khi nhận thấy dữ liệu đang được sử dụng trong quá trình backup. nó lập tức tạo ra 1 snapshot. Do đó quá trình backup không bị ảnh hưởng.
– Sử dụng block-level backup giúp cho quá trình backup nhanh, tiết kiệm dung lượng.
Nhưng WBS cũng có không ít những hạn chế sau:
– Khi  lập schedule thì mặc định backup sẽ chạy từ thứ 2 đến CN ( NT backup 2003 có khả năng lập lịch theo ngày).
-Không hỗ trợ lưu file backup ra Tape.
Download: Tai lieu Backup
Bài viết sau mình sẽ hướng dẫn các bạn restore dữ liệu và system state.
http://www.slideshare.net/laonap166/tai-lieubackup
nguồn: tuhocmang.com
http://www.slideshare.net/laonap166/windows-server-backup-phn-2

MCSA 2012: Windows Server Backup (Phần 1)

Tuhocmang – Tiếp tục với series ” tự học MCSA 2012“, mình xin giới thiệu một cách đầy đủ về backup.
Ở phần 1, bài viết sẽ tập trung nói về nguyên lý chung.
Yêu cầu: Đọc kĩ bài Disk Management (Phần 1).
Mục đích chính của backup:
+ Nếu hệ thống gặp sự cố còn có cơ sở để phục hồi dữ liệu.
+Khôi phục dữ liệu một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất. 
Đây là công việc hàng đầu, quan trọng nhất khi quản lý hệ thống.
Đầu tiên ta cần tìm hiểu: thành phần quan trọng khi backup (ngoài Data) là System State
System State là Database của hệ thống, bao gồm:
+ Boot files: các file liên quan đến quá trình khởi động.
+ Registry (theo mình thì đây là thành phần quan trọng nhất).
+ Com+ ( thư viện liên kết động – Component Service – môi trường để phát triển phần mềm).
+ Chứa tất cả đối tượng (object) của windows (user, group, local group policy, v.v).
+ Certificate Services (nếu có cài đặt).
+ Cluster Database (nếu có). v.v
Trong domain network thì system state còn là nơi lưu trữ
+ AD Database
+ Sysvol
VD: lỡ xóa GPO, chỉnh registry hay GPO thì có thể dùng system state để restore ( khôi phục) lại
Các công cụ backup thường dùng: NT Backup (server 2003R2 trở về trước), Windows Server Backup (Server 2008 trở về sau), Acronic (thường dùng), Sysmantec Backup Exec, System Center Data Protection Manager (SCDPM).
Có 2 dạng backup: File-level backup và Block-level backup.
File-level Backup: là phương thức được sử dụng hầu hết trong các phần mềm backup. Nó sẽ đọc các cluster size theo thứ tự chúng xuất hiện trên file.
Ở bài học Disk Management (Phần 1), mình đã trình bày quá trình lưu dữ liệu trên ổ cứng, thì khi backup với file-level backup, nó sẽ đọc tất cả các cluster size theo thứ tự của 1 file (tức là: file A gồm 4 cluster theo thứ tự a, b, c,d thì nó sẽ đọc cluster a trước rồi cứ tiếp tục). Sau đó so sánh với lần backup trước. Nếu có thay đổi sẽ backup lại toàn bộ file. Khuyết điểm của dạng này là thời gian backup lâu. Nếu 1 file dung lượng lớn có sự thay đổi so với lần backup trước (ví dụ: file 5GB mà chỉ có sự thay đổi trong 1 cluster size) thì sẽ backup toàn bộ file (tốn dung lượng).
Phần mềm tiêu biểu:  Windows NT Backup.
Block-level backup: Can thiệp sâu hơn. Nó chỉ đọc các block (sector) theo thứ tự chúng xuất hiện trên ổ cứngTức là nó sẽ vượt qua (bypass) file system trong HDH để làm việc trực tiếp với ổ cứng (Disk hoặc Volume).
Vi dụ: Khi ta backup ổ C (gồm các block từ 1 -> 1000) thì nó sẽ so sánh từng khối dữ liệu (block or sector) ở thời điểm này so với thời điểm backup gần nhất, do đó thời gian backup sẽ nhanh hơn, tiết kiệm dung lượng ổ lưu trữ (thay vì phải so sánh từng file).
Phần mềm tiêu biểu: Windows Server Backup, Backup Exec System Recovery, Acronis. 
Trước khi đi vào việc tìm hiểu Windows Server Backup, mình sẽ giới thiệu về Shadow Copy (hay còn gọi là Volume Shadow Copy Service – VSS).  VSS service là thành phần quan trọng của Windows Server Backup nên mình sẽ nói về Shadow Copy trước để các bạn dễ hiểu
(tính năng này đã mất trên win 8, chỉ còn trên server 2012).
Shadow Copy là tính năng có trên file system NTFS. Shadow Copy được thiết lập theo chuẩn thời gian: (ví dụ ta thiết lập: cứ đến 10h là tự động copy các file trên folder Share thành bản sao gọi là Shadow Copy).
Nó giúp chúng ta giải quyết 2 tình huống sau:
+ Đối với HDH server cũ dùng NT Backup. Hạn chế của công cụ này là khi có 1 hay nhiều  file đang được sử dụng trong quá trình backup thì quá trình backup sẽ không thể thực thi tiếp được. Khi kết hợp với Shadow Copy thì nếu thấy 1 file đang được mở thì NT Backup sẽ truy suất vào file Shadow copy để backup. Giúp tiến trình backup luôn hoạt động.
+ Người dùng muốn phục hồi dữ liệu (file data.txt). Nếu hệ thống có backup thì phải restore chỉ để phục hồi 1 file. Triển khai Shadow Copy, giúp cho người dùng tạo ra các bản copy theo chuẩn thời gian do người dùng thiết lập qua đó có thể tự khôi phục dữ liệu.
Cách cấu hình:
Vào C -> tạo folder Shadow -> data.txt (thêm nội dung  là: “123”) -> save lại. Sau đó Share folderShadow
Phải chuột ổ C -> Properties -> tab Shadow copies (mặc định tính năng này bị disable) -> Enable.
shadow 1

Xuất hiện bảng thông báo -> yes.
Sau khi bấm yes thì lập tức tính năng Shadow Copy sẽ truy xuất ổ đĩa C kiếm những folder, file nào đang được share và tạo bản copy tại thời điểm ta enable.
Sau đó ta cấu hình thời gian mà Shadow Copy tự động nhân bản (nếu cấu hình không chặt chẽ thì dung lượng ổ cứng sẽ tăng nhanh, hoặc cấu hình nhân bản trong lúc cao điểm user truy xuất hệ thống thì sẽ làm giảm hiệu năng hệ thống).
Chọn Setting
shadow 3
Storage Area: chọn nơi lưu trữ các bản sao.
Để thiết lập thời gian -> chọn schedule
Mặc định Windows thiết lập 2 thời điểm
shadow 4

7h sáng hàng ngày: để copy các dữ liệu từ chiều hôm trước
12h trưa: copy các thông tin phát sinh từ sáng.
Tùy mục đích mà ta điều chỉnh schedule cho hợp lý. 
Cách Test.
Mở Data.txt chỉnh sửa thành  “456” -> save lại
Mở tab Shadow Copies trong ổ C
(bấm create now để copy các file ngay lập tức)
Khi muốn restore dữ liệu về thời điểm nào thì Properties Data.txt -> Tab Previous version (tab này chỉ có khi enable tính năng Shadow)
shadow 5
Chọn thời điểm -> Restore. 
Từ giờ, để thuận tiện cho việc tự học, nghiên cứu. Mình sẽ lưu các đường link liên quan đến bài viết (của các trang web) trong file txt ở phần cuối cùng của chủ đề.
http://www.slideshare.net/laonap166/windows-server-backup-phn-1
nguồn: tuhocmang.com

MCSA 2012: Disk Management (End)

Chuẩn bị :
Máy ảo + 4 ổ đĩa ảo (đã được attach vào máy ảo)
Ở phần 2, mình đã trình bày chi tiết về Raid, bài này chúng ta sẽ cùng nhau cấu hình Raid mềm dựa vào diskmgmt.msc của Windows.
+ CẤU HÌNH RAID
Vào Diskmgmt.msc
Chuyển 4 ổ cứng thành Dynamic Disk
Tạo Raid 1 như sau:
Chọn vào Disk 1 -> New Mirrored Volume 
disk phan 31

Next

disk phan 32

Add thêm Disk 2 (vì Mirror tối đa 2 ổ cứng), chỉ định dung lượng thành phần là 500MB

disk phan 33

Next

disk phan 34


disk phan 35
 Finish
disk phan 36

Xuất hiện thông báo : không thể cài đặt HDH lên Dynamic Disk 
disk phan 37
 Xuất hiện Raid 1 (màu đỏ)
disk phan 38

 Và đây là phân vùng Raid 1 (500MB)
disk phan 39

+ Raid 5 các bạn làm tương tự (cần 3 ổ cứng)
+ TEST khả năng failover của RAID
Tạo file chứa nội dung (hoang.txt) trên E:
Phải chuột Offline DIsk 2, thì Disk 1 sẽ báo lỗi Failed Redundancy
disk phan 41
 Mở hoang.txt vẫn đọc được dữ liệu.
làm tương tự với Raid 5
+ Cách sửa lỗi Failed Redundancy
Đối với Raid 1
Bước 1: Remove Mirror. Ta remove disk nào bị lỗi, trong trường hợp này ta remove disk 2
disk phan 43


disk phan 44

Sau khi remove disk 2, lúc này ổ E trên Disk 1 sẽ tự động chuyển thành simple volume
disk phan 45
 Bước 2: Add Mirror

disk phan 46
Chọn Disk 3
disk phan 47
 Lúc này trên Disk 3 có Raid 1 (E:)
disk phan 48

Bước 4: Remove Missing Disk (là phân vùng E (500MB)  bị lỗi

remove missing disk
Đối với Raid 5 khi bi failed Redundancy
Chỉ cần chọn Repair là xong
Cách làm:
Giả sử ta có Raid 5 (gồm Disk 1, DIsk 2, DIsk 3)
Ofliine DIsk 3
disk phan 49

Sau đó phải chuột -> Chọn phân vùng Raid 5 trên Disk 1 -> Repair Volume
Chọn Disk 4 
disk phan 50

Diễn ra quá trình Resynching (dùng thuật toán Xor như đã trình bày). Ổ cứng dung lượng càng nhiều thì càng mất nhiều thời gian.
disk phan 51
Như vậy ta đã sửa lỗi xong.
Mình xin kết thúc bài Disk Management ở đây. Cảm ơn các bạn theo dõi.
nguồn: tuhocmang.com
http://www.slideshare.net/laonap166/disk-management-end