Showing posts with label CentOS. Show all posts
Showing posts with label CentOS. Show all posts

August 14, 2015

Tối ưu server bằng Module Page Speed trên CentOS

Nhân đọc bài này của Nguyên Nghĩa về cách cài đặt Module Page Speed để tối ưu máy chủ và từ đó tăng tốc độ tải của trang web dùng WHM/CPANEL, mình có nhã hứng muốn thử, ngặt cái là mình “con nhà nghèo”, không có server WHM/CPANEL để thử. Mà nếu có thì mình cũng chẳng có nhu cầu viết bài này.
Trong bài này, mình sẽ trình bày cách cài Module Page Speed của Google trên server CentOS, không có WHM/CPANEL. Bạn nào chung tình trạng thì có thể áp dụng được.
Ngoài cách cài, mình còn note lại một số bộ lọc quan trọng của module này mà mình đã thử để các bạn tham khảo.
Oh, có lẽ cũng cần 1 bài cảm nhận và so sánh hiệu năng làm việc của Module Page Speed cũng như ảnh hưởng đến SEO nữa nhỉ. Có lẽ bài sau vậy.
Mọi vấn đề về mod_pagespeed này, xin comment ngay dưới đây hoặc comment tại đây!

Về Module Page Speed tăng tốc server

Module_PageSpeed
Module này (mod_pagespeed) được cài và tích hợp vào webserver Apache hoặc Nginx nhằm tăng tốc website và giảm thời gian tải các đối tượng web. Đây là một opensource phát triển bởi Google. Nó Tối ưu server của bạn bằng cách tự động áp dụng các thủ thuật tối ưu vào CSS, Javascript, HTML, hình ảnh,… trước khi truyền đến người dùng cuối.
Với Apache, mod_pagespeed được biên dịch và đóng gói sẵn nên việc cài đặt là vô cùng đơn giản
Cho Nginx, bạn phải tự build bằng source.
Bài này tôi chỉ nói về việc cài mod_pagespeed cho Apache thôi, bài về NginX hẹn khi khác vậy.

Cài đặt Module Page Speed

Download mod_pagespeed về server bằng lệnh wget
Cho CentOS 64bit:
# wget https://dl-ssl.google.com/dl/linux/direct/mod-pagespeed-stable_current_x86_64.rpm
Cho CentOS 32bit:
# wget https://dl-ssl.google.com/dl/linux/direct/mod-pagespeed-stable_current_i386.rpm
Cài at (nếu chưa có) bằng lệnh yum quen thuộc:
# yum install at
Nếu trước đây chưa từng cài RPM nào của Google thì cần phải thêm puplish key của Google vào hệ thống trước. Nếu không thêm, bạn sẽ bị lỗi đại loại thế này “…Header V3 DSA/SHA1 Signature, key ID 7fac5991: NO KEY …”
Import signing key của Google:
# wget https://dl-ssl.google.com/linux/linux_signing_key.pub
# rpm --import linux_signing_key.pub
Cài mod_pagespeed bằng gói rpm vừa tải về:
# rpm -U mod-pagespeed-*.rpm

Cài mod_pagespeed bằng gói RPM thành công

Kiểm tra

Như vậy là bạn đã cài đặt thành công Module Page Speed. Dưới đây là một số tinh chỉnh cuối cùng để module này làm việc.
Kiểm tra xem đã có 2 file config của mod_pagespeed chưa:
# ls /etc/httpd/conf.d
Nếu có thấy 2 file pagespeed.conf, pagespeed_libraries.conf là ổn
Kiểm tra xem đã có 2 file module .so chưa:
# ls /etc/httpd/module
Nếu thấy 2file mod_pagespeed.sovà/hoặc mod_pagespeed_ap24.so là xem như đã cài đặt thành công.

2 file mod_pagespeed.so và mod_pagespeed_ap24.so cho apache < 2.4 và cho apache 2.4
Nếu bạn không thấy thì tìm xem nó ở đâu bằng cách:
# vi /etc/httpd/conf.d/pagespeed.conf
Tìm đến dòng
...
<IfVersion < 2.4>
LoadModule pagespeed_module [Đường dẫn module/mod_pagespeed.so] </IfVersion>
<IfVersion >= 2.4.2>
LoadModule pagespeed_module [Đường dẫn module/mod_pagespeed_ap24.so] </IfVersion>
...
Bạn sẽ thấy [Đường dẫn module] là nơi mà mod_pagespeed được lưu ở đó.
Tiếp theo bạn cấp quyền thực thi cho 2 file .so này:
# chmod 755 [Đường dẫn module/mod_pagespeed*]
Ví dụ:
# chmod 755 /etc/httpd/module/mod_pagespeed*

Cấu hình Module Page Speed

# vi /etc/httpd/conf.d/pagespeed.conf
Trong này bạn sẽ có một loạt các cấu hình, filter. Bạn cứ thử cấu hình để xem cái nào nên dùng với trường hợp của mình. Nếu bạn không an tâm thì cứ để mặc định, khỏi cấu hình thêm gì cả.
Restart Apache để Module Page Speed có hiệu lực
# /etc/init.d/httpd restart
Kiểm tra xem Module Page Speed đã hoạt động chưa:
# apachectl -t -D DUMP_MODULES
Nếu thấy trong danh sách có pagespeed_module tức là đã hoạt động. Hãy trải nghiệm.

Một số filter thông dụng áp dụng cho website

Module Page Speed này giúp tăng tố website bằng cách viết lại các yếu tố web nhằm tối ưu lưu lượng truyền. Nó có một số bộ lọc rất lợi hại, dưới đây tôi chỉ nêu một số bộ lọc thông dụng trong việc tăng tốc web bằng cách tối ưu server với module Page Speed này. Chi tiết bạn xem ở https://developers.google.com/speed/pagespeed/module/filters, còn nếu bạn muốn biết trước và sau cấu hình các filter nó sẽ như thế nào thì xem http://www.modpagespeed.com/
Bạn muốn bật filter nào lên thì thêm dòng này vào file pagespeed.conf
ModPagespeedEnableFilters tên_filter_1, tên_filter_2
– Bạn muốn giảm thời gian thực hiện các truy vấn tên miền bằng cách gom các file css, javascript rải rác lại thành 1 file css, javascript: Dùng filter combine_css, combine_javascript
– Tăng cache trình duyệt, giảm thời gian tải lại các đối tượng web: extend_cache
– Kéo đến đâu, hình ảnh thể hiện ra đến đó, chưa kéo, hình ảnh chưa hiện: lazyload_images
– Xóa hết các khoản trống, cách dấu cách, dấu xuống dòng không cần thiết, từ đó giảm kích thước file CSS, Javascript: Dùng rewrite_css, rewrite_javascript
– Gom các hình nhỏ làm hình nền trong CSS thành một hình to rồi dùng CSS định vị hình nền (kĩ thuật CSS Image Sprites): sprite_images
– Xóa hết khoảng trắng thừa, xóa hết comment trong code HTML: Dùng filter remove_comments, collapse_whitespace
– Tối ưu hình ảnh cho nhẹ hơn, kéo hình ảnh về kích thước hiện dùng, hiện luôn hình ngay trong code không dùng URL: Dùng rewrite_images.
– Tăng tốc hình ảnh bằng cách hiện một hình chất lượng thấp rồi sau đó hiện hình đầy đủ chất lượng cao: Dùng inline_preview_images

Test thử


Trước khi bật module Page Speed ON.

Sau khi bật module Page Speed tăng tốc.
Với các website có server nước ngoài, bạn dùng chrome để test sẽ thấy sự thay đổi: Ấn F12, click vào tab Network rồi chạy truy vấn.

Các nguy cơ

Để sử dụng module Page Speed này, bạn cần trả lời các câu hỏi sau băng các testcase cụ thể tương ứng cho server và website của bạn:
– Gây hại cho các mục đích SEO?
– Hiệu suất hoạt động như thế nào, có phá CPU không?
– Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và khả năng hiển thị với các trình duyệt khác nhau?
Trần Triệu Phú – Trungtamtinhoc.edu.vn

July 21, 2015

How To Fix NIC Link is Down On Centos 6.5 After Upgrade

Since upgrading a  6.4 with a SuperMicro X8SIE-F/X9SCL board with 82574L NIC to 2.6.32-431.el6.x86_64 and rebooting, I have been having consistent NIC failures where the NIC shuts down permanently until a soft reboot is performed.
Type the following commands to get more info about error
# cat /var/log/messages | grep eth1
: NETDEV WATCHDOG: eth1 (e1000e): transmit queue 0 timed out
: e1000e 0000:02:00.0: eth1: Reset adapter unexpectedly
: e1000e 0000:02:00.0: eth1: Timesync Tx Control register not set as expected
: e1000e 0000:02:00.0: eth1: Timesync Tx Control register not set as expected
: e1000e 0000:02:00.0: eth1: Timesync Tx Control register not set as expected
: ADDRCONF(NETDEV_UP): eth1: link is not ready
# uname -a
 svr.lifelinux.com 2.6.32-431.el6.x86_64 #1 SMP Fri Nov 22 03:15:09 UTC 2013 x86_64 x86_64 x86_64 GNU/
# ethtool -i eth0
driver: e1000e
version: 2.3.2-k
firmware-version: 0.13-4
bus-info: 0000:00:19.0
supports-statistics: yes
supports-test: yes
supports-eeprom-access: yes
supports-register-dump: yes
supports-priv-flags: no
# dmidecode --type baseboard
SMBIOS 2.7 present.

Handle 0x0002, DMI type 2, 15 bytes
Base Board Information
        Manufacturer: Supermicro
        Product Name: X9SCL/X9SCM
        Version: 1.11A
        Serial Number: ZM2BS41603
        Asset Tag: To be filled by O.E.M.
        Features:
                Board is a hosting board
                Board is replaceable
        Location In Chassis: To be filled by O.E.M.
        Chassis Handle: 0x0003
        Type: Motherboard
        Contained Object Handles: 0
I found the following conversations on the net, exactly the same situation:
https://..com/show_bug.cgi?id=625776
https://lkml.org/lkml/2012/3/17/48
http://lists.centos.org/pipermail/centos/2011-September/118027.
http://sourceforge.net/p/e1000/bugs/358/
A quick step to fix this problem
Step 1. Login  as 
Step 2. Add pcie_aspm=off kernel parameters to grub config
# cd /boot/grub
# vi grub.conf
Find and add “pcie_aspm=off” at the end of the kernel parameters
default=0
timeout=5
splashimage=(hd0,0)/grub/splash.xpm.gz
hiddenmenu
title CentOS (2.6.32-431.el6.x86_64)
        root (hd0,0)
        kernel /vmlinuz-2.6.32-431.el6.x86_64 ro root=/dev/mapper/vg_host10588-lv_root nomodeset rd_NO_LUKS rd_MD_UUID=083ae648:88342690:2c5c8edb:4af053ee rd_LVM_LV=vg_host10588/lv_root SYSFONT=latarcyrheb-sun16 crashkernel=auto rd_MD_UUID=8263fd2d:c008be86:08ead055:2b929ecf rd_LVM_LV=vg_host10588/lv_swap  KEYBOARDTYPE=pc KEYTABLE=us rd_NO_DM LANG=en_US.UTF-8 rhgb quiet pcie_aspm=off
        initrd /initramfs-2.6.32-431.el6.x86_64.img
Step 3. Save and reboot
source: http://www.gocit.vn/bai-viet/how-to-fix-nic-link-is-down-on-centos-6-5-after-upgrade/

July 10, 2015

Hướng dẫn xóa phân vùng swap trên CentOS 6

Removing Swap Space

Sometimes it can be prudent to reduce swap space after installation. For example, say you downgraded the amount of RAM in your system from 1 GB to 512 MB, but there is 2 GB of swap space still assigned. It might be advantageous to reduce the amount of swap space to 1 GB, since the larger 2 GB could be wasting disk space.
You have three options: remove an entire LVM2 logical volume used for swap, remove a swap file, or reduce swap space on an existing LVM2 logical volume.

5.3.1. Reducing Swap on an LVM2 Logical Volume

To reduce an LVM2 swap logical volume (assuming /dev/VolGroup00/LogVol01 is the volume you want to extend):
  1. Disable swapping for the associated logical volume:
    # swapoff -v /dev/VolGroup00/LogVol01
    
  2. Reduce the LVM2 logical volume by 512 MB:
    # lvm lvreduce /dev/VolGroup00/LogVol01 -L -512M
    
  3. Format the new swap space:
    # mkswap /dev/VolGroup00/LogVol01
    
  4. Enable the extended logical volume:
    # swapon -va
    
  5. Test that the logical volume has been reduced properly:
    # cat /proc/swaps # free
    

5.3.2. Removing an LVM2 Logical Volume for Swap

The swap logical volume cannot be in use (no system locks or processes on the volume). The easiest way to achieve this it to boot your system in rescue mode. Refer to for instructions on booting into rescue mode. When prompted to mount the file system, select Skip.
To remove a swap volume group (assuming /dev/VolGroup00/LogVol02 is the swap volume you want to remove):
  1. Disable swapping for the associated logical volume:
    # swapoff -v /dev/VolGroup00/LogVol02
    
  2. Remove the LVM2 logical volume of size 512 MB:
    # lvm lvremove /dev/VolGroup00/LogVol02
    
  3. Remove the following entry from the /etc/fstab file:
    /dev/VolGroup00/LogVol02   swap     swap    defaults     0 0
    
  4. Test that the logical volume has been extended properly:
    # cat /proc/swaps # free
    

5.3.3. Removing a Swap File

To remove a swap file:
  1. At a shell prompt as root, execute the following command to disable the swap file (where /swapfileis the swap file):
    # swapoff -v /swapfile
    
  2. Remove its entry from the /etc/fstab file.
  3. Remove the actual file:
    # rm /swapfile

Hướng dẫn tạo file swap trên CentOS 6

Trong bài trước mình đã viết hướng dẫn chi tiết cách tạo file swap trên Ubuntu, trên CentOS thì các thao tác cũng tương tự như vậy.
Kiểm tra file swap
Trước khi tiến hành tạo file swap cần kiểm tra xem hiện tại hệ thống đã tạo file này hay chưa bằng cách chạy:
swapon -s
Nếu không có thông tin gì trả về chứng tỏ server chưa có file swap và bạn có thể tạo.
Kiểm tra dung lượng trống
Sử dụng lệnh df để kiểm tra dung lượng trống
df
Filesystem           1K-blocks      Used Available Use% Mounted on
/dev/hda              20642428   1347968  18245884   7% /
Tạo swap file
Chạy lệnh dd. Ở đây mình tạo 1GB swap (count=1024k) cho VPS 512RAM
sudo dd if=/dev/zero of=/swapfile bs=1024 count=1024k
Tạo phân vùng swap
sudo mkswap /swapfile
Kết quả
Setting up swapspace version 1, size = 536866 kB
Activate swap
sudo swapon /swapfile
Thông tin swap file
swapon -s
Filename    Type  Size Used Priority
/swapfile                               file  262140 0 -1
Thiết lập swap tự động được sử dụng mỗi khi reboot lại server
echo /swapfile none swap defaults 0 0 >> /etc/fstab
echo vm.swappiness = 0 >> /etc/sysctl.conf && sysctl -p
Bảo mật file swap bằng cách chmod
sudo chown root:root /swapfile 
sudo chmod 0600 /swapfile
Cài đặt swap file
Bạn có thể kiểm tra mức độ sử dụng file swap của hệ thống bằng cách chạy dòng lệnh sau
cat /proc/sys/vm/swappiness
60
Thông số swappiness có thể từ 0 đến 100. 100 là hệ thống thường xuyên sử dụng swap và lúc này bạn nên nâng cấp RAM cho server, 0 là ít khi dùng.
Bạn có thể chỉnh thông số swappiness bằng cách dùng lệnh sysctl
sysctl vm.swappiness=10
vm.swappiness=10
Kiểm tra lại
cat /proc/sys/vm/swappiness
10
Để đảm bảo giữ nguyên thông số này mỗi khi khởi động lại VPS bạn cần thêm dòng sau vào file  /etc/sysctl.conf
sudo nano /etc/sysctl.conf
# Search for the vm.swappiness setting.  Uncomment and change it as necessary.
    vm.swappiness=10
Reference:
  1. How To Add Swap on CentOS 6
  2. Cách sử dụng Nano editor

Related Posts:

July 8, 2015

NÂNG CẤP PHIÊN BẢN PHP TRÊN CENTOS

I.GIỚI THIỆU
Trong một số trường hợp, Ban đầu bạn đã cài đặt theo tùy chọn PHP phiên bản 5.3.X để sử dụng. Tuy nhiên, Bạn đang sử dụng website với mã nguồn mới cập nhật, một số hàm đã không còn sử dụng được trên phiên bản PHP 5.3. Nếu Bạn không xử lý được vấn đề về code, nên giải pháp an toàn hơn là nâng cấp phiên bản PHP cao hơn.
Tại bài viết này, chúng tôi xin hướng dẫn cơ bản nâng cấp từ php version 5.3.x lên 5.4.x đối với VPS/Server CentOS
[​IMG]
II. THỰC HIỆN
Bước 01: Đăng nhập SSH vào VPS
Lần lượt thực hiện các lệnh sau:
Mã:
rpm -ivh http://dl.iuscommunity.org/pub/ius/stable/Redhat/6/x86_64/ius-release-1.0-14.ius.el6.noarch.rpm yum repolist yum install yum-plugin-replace rpm -e --nodeps php5-ioncube-loader-4.6.0-14042516.x86_64 yum replace php --replace-with php54 yum install php54-ioncube-loader php54-mcrypt service httpd graceful; php -v
Cuối cùng, có kết quả gần như dưới là OK:

Mã:
PHP 5.4.39 (cli) (built: Mar 20 2015 08:10:43)
Copyright (c) 1997-2014 The PHP Group
Zend Engine v2.4.0, Copyright (c) 1998-2014 Zend Technologies
with the ionCube PHP Loader v4.7.5, Copyright (c) 2002-2014, by ionCube Ltd.
Bước 02:Khởi động lại dịch vụ webservice để kết thúc quá trình nâng cấp PHP:
Mã:
services httpd restart
Kiểm tra phiên bản PHP hiện tại:
Mã:
php -v
Chúc các bạn thành công!

Cài VPN bằng OpenVPN trên VPS CentOS

VPN là gì ?

VPN viết tắt của Virtual Private Network ( mạng riêng ảo )
Là một dạng kết nối an toàn, khi thực hiện kết nối VPN thì thông thường toàn bộ kết nối internet trên thiết bị cùa bạn sẽ được chuyển hướng tới 1 máy chủ VPN Gateway bằng một kết nối an toàn được mã hóa, rồi từ máy chủ đó kết nối mới đi ra internet. Tức là giống khái niệm Proxy, nhưng mà kết nối giữa thiết bị của bạn và proxy sẽ bị mã hóa hoàn toàn, nên các cách thức tấn công như sniff mạng trên đường truyền dẫn, wan sniffing, tampering attack... đều tránh được phần nào.

Làm sao để có VPN ?

Có 2 cách:
1. Mua VPN : đây là cách đơn giản nhất, tiện, giá cả khá đa dạng, từ bèo bèo chậm thì 4-5$/tháng cũng có như hotspotshield, anchor vpn hoặc xịn tốc độ nhanh như Pure VPN giá khoảng 9.99$/tháng. Có thể tham khảo thêm ở đây: http://www.pcmag.com/article2/0,2817,2403388,00.asp
Tuy nhiên xài VPN mua thì đôi lúc tốc độ sẽ chậm rồi lại nhanh rồi lại chậm, do thực tế là các VPN mua hầu hết là nhiều account VPN xài chung một VPN Gateway Server. Cái nào mà nhà cung cấp nó warranty tốc độ thì giá hơi cao :)

2. Tự cài lên VPS ( Virtual Private Server - máy chủ ảo ): cách này thì tiện cho bạn nào đã có VPS ở nước ngoài thì có thể tận dụng để mở VPN hoặc là có thể tận dụng các VPS miễn phí ( được khuyến mãi ) để mở VPN xài miễn phí luôn :) dĩ nhiên để làm việc này cần chút ít kiến thức kỹ thuật :))
Cái lợi là VPN sẽ chỉ có mình bạn xài nên băng thông VPS có nhiêu thì bạn xài VPN có bấy nhiêu. Mền dùng VPN tự tạo này quất Dota 2 ầm ầm ko lag :)

Nếu mua thì coi ở link trên rồi vô trang chủ của thằng bán VPN mua thôi :)

Cách cài Open VPN  trên Digital Ocean VPS để có VPN free 2 tháng

Ở dưới đây hướng dẫn cách cài Open VPN lên VPS của Digital Ocean để xài free 2 tháng, nếu bạn click vào link (affiliate) dưới đây để đăng kí VPS trên Digital Ocean thì bạn sẽ nhận dc 10$ free, đủ xài 2 tháng VPS gói thấp nhất (5$/tháng khoảng 100k VND/tháng), được 1000GB băng thông mỗi tháng, nhưng tốc độ nhanh bằng VPN mua giá 10$ tháng ( do VPN tự tạo thì có mình bạn dùng thôi, còn VPN kia mua thường là đồ xài chung )



Link đăng kí account Digital Ocean
https://www.digitalocean.com/?refcode=8c378af87286



Đăng ký thì cứ như bình thường thôi, tuy nhiên Digital Ocean yêu cầu bạn phải add thẻ thanh toán quốc tế ( VISA hay Master Card ) để kích hoạt account. Bạn cứ add vì xài hết 10$ thì destroy cái VPS là được :) còn bạn nào muốn xài tiếp sau 2 tháng free thì hàng tháng DO sẽ tự động charge 5$ vào thẻ

Sau khi đã có account Digital Ocean thì bạn tiến hành tạo VPS ( bên Digital Ocean nó gọi VPS là droplets )

Có hướng dẫn từng bước tại đây: https://www.digitalocean.com/community/tutorials/how-to-create-your-first-digitalocean-droplet-virtual-server

Chú ý tới bước Select Droplet Image tức là bước chọn hệ điều hành cài đặt lên VPS thì nhớ chọn CentOS 6.5 x64 
Do hướng dẫn này dựa trên HDH này để thực hiện



Sau khi tạo VPS thì thông tin truy cập server sẽ được gửi qua mail, vô mail để lấy thông tin truy cập. Thông tin truy cập thực ra là SSH account tức là giao diện dòng lệnh truy cập từ xa trên Linux




Cài đặt Open VPN để tạo VPNSau khi có thông tin truy cập thì bạn vô Digital Ocean Control panel vô droplet và chọn mục Access



Click console access để truy cập VPS qua giao diện dòng lệnh, khi được hỏi login thì gõ root , rồi khi được hỏi password thì gõ password ở trong mail vô


Khi vô được thì sẽ có giao diện dòng lệnh kiểu như vầy

[root@xnohat ~]# _

Với đấu nhắc lệnh nháy nháy :)

Rồi giờ thì thực hiện gõ vào từng lệnh sau

wget http://swupdate.openvpn.org/as/openvpn-as-2.0.17-CentOS6.x86_64.rpm

Bấm enter, chờ lệnh chạy xong về lại dấu nhắc ở trên
( chú ý: ai chạy lệnh trên mà bị báo là command not found thì chạy lệnh này rồi chạy lại lệnh trên
yum install wget )

yum localinstall openvpn-as-2.0.17-CentOS6.x86_64.rpm

Bấm enter, chờ lệnh chạy xong về lại dấu nhắc ở trên

passwd openvpn

Bấm enter, sẽ thấy hiện ra lệnh yêu cầu nhập mật khẩu cho user openvpn, đây chính là account truy cập vpn của bạn

[root@xnohat ~]# passwd openvpn
Changing password for user openvpn.
New password:

Sau khi nhập mật khẩu lần 1 và lần 2 ( nhập lại ) thì sẽ có thông báo tạo mật khẩu thành công

[root@xnohat ~]# passwd openvpn
Changing password for user openvpn.
New password:
Retype new password:
passwd: all authentication tokens updated successfully.

Ok vậy là cài xong, bây giờ vô giao diện web click click dễ ẹc hơn :)

Trước tiên bạn cần quay trở lại droplet control panel để coi cái dòng được khoanh vuông dưới đây


Dòng khoanh đỏ chính là Địa chỉ IP của VPS, bạn ghi lại địa chỉ IP này.

Sau đó gõ vô thanh địa chỉ của trình duyệt:

https://địa_chỉ_ip_của_vps:943

Sẽ có thông báo lỗi kiểu kiểu như vầy, bạn kiếm cái nút hay link có chữ proceed... hay continue ...




Click vô để truy cập tiếp . Lỗi này là do cái chứng chỉ https của vps của bạn là hàng tự tạo nên trình duyệt nó cảnh báo

Bạn sẽ thấy giao diện đăng nhập trang client Open VPN.



Nhập username là openvpn và password là pass mà bạn đã tạo khi nãy ở dòng lệnh


Trang này sẽ cho bạn tải các phần mềm để kết nối Tới VPN của bạn. ví dụ Windows thì tải link đầu tiên.

Đối với Windows hay Mac thì bạn tải ở link trong trang trên sẽ tự động kèm theo thông tin cấu hình trực tiếp kết nối vô VPN này rồi nên không cần làm gì thêm, tải về cài vô thôi.

Sau khi cài thì ở thanh đồng hồ của Windows sẽ xuất hiện icon của OpenVPN nhấp phải vô đó để hiện menu



Click Connect to địa_chỉ_IP_VPS_của_bạn để kết nối vô VPN

Nhập username và mật khẩu của account openvpn


Rồi bấm connect ( nó có hỏi gì nữa thì cứ ok ok ok )

Khi kết nối thành công xong thì sẽ thấy có cái thông báo



Là đã kết nối thành công tới VPN rồi đó

vô thử trang http://www.whatismyip.com để coi IP đã bị đổi chưa


He he, địa chỉ IP giờ đã đổi thành địa chỉ IP ở Singapore. À lúc tạo droplet bạn có quyền chọn DataCenter tức là nơi đặt VPS của bạn, nếu ở Singapore thì IP của bạn sẽ là ở Singapore, ở New York thì sẽ ở Mỹ ... etc tùy bạn chọn :)

Đối với việc kết nối trên Android hay iOS thì bạn cần vô trang quản lý ở trên rồi tải app cài vô máy. Sau khi cài thì vô lại trang quản lý để tải file profile ( *.opvn ) rồi chọn mở file bằng app OpenVPN là vô được VPN . Mền để dành cho các bạn tự mò :))

Tận hưởng kết nối an toàn VPN của riêng bạn đi nhé ;)

xnohat