Showing posts with label Warning. Show all posts
Showing posts with label Warning. Show all posts

January 14, 2025

Dấu hiệu bị hack, lừa đảo, cách phòng tránh & xử lý

 


Dấu hiệu nhận biết khi điện thoại bị hack chiếm quyền kiểm soát:

  1. Điện thoại di động bị cài đặt những ứng dụng giả mạo sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu đáng ngờ, như: máy mau hết pin và chạy chậm, xuất hiện ứng dụng lạ trên điện thoại, ứng dụng tự động bật lên ngay cả khi không sử dụng điện thoại, lưu lượng di động bất ngờ hao hụt nhanh, máy nóng lên bất thường....
  1. Đồng thời phần tin nhắn văn bản SMS hoặc email có các thông báo báo số dư tài khoản của ngân hàng, đều bị hacker xoá đi lập tức, kể cả trong thùng rác. Phần album hay thư viên ảnh, có những hình ảnh QR dùng để chuyển khoản đến tài khoản của hacker. (những video đã chia sẻ trên đều có các hành vi này)
  2. Hacker có thể sử dụng thiết bị của bạn để truy cập vào các tài khoản ngân hàng, mạng xã hội, hoặc email. Dấu hiệu nhận biết là có thông báo đăng nhập từ vị trí lạ hoặc thời gian bất thường.
  3. Nhận được các thông báo từ những ứng dụng hoặc dịch vụ bạn không sử dụng. Đôi khi hacker có thể gửi tin nhắn spam đến danh bạ của bạn.
  4. Hacker có thể can thiệp, khiến bạn không nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn quan trọng, đặc biệt là các mã OTP.
  5. Một số cài đặt trên điện thoại có thể bị thay đổi mà bạn không thực hiện, ví dụ như bật Bluetooth, Wi-Fi hoặc quyền truy cập cho các ứng dụng không xác định.
  6. Nếu trong cuộc gọi nghe thấy tiếng vang, tiếng ồn lạ, hoặc giọng nói bị gián đoạn, đây có thể là dấu hiệu thiết bị bị theo dõi.
  7. Bị hack có thể khiến lưu lượng dữ liệu tăng đột biến do phần mềm độc hại gửi hoặc nhận thông tin trong nền.
  8. Khi truy cập vào trình duyệt, bạn bị chuyển hướng đến các trang web lạ hoặc thấy các quảng cáo không mong muốn.
  9. Một số phần mềm độc hại có thể can thiệp vào quá trình tắt máy hoặc làm treo ứng dụng.

Giải pháp để tránh bị hack:

  • Không cài phần mềm lạ, crack, lậu, không tải film lậu, game lậu, crack.
  • Không lưu mật khẩu trong trình duyệt, sử dụng chường trình quản lý mật khẩu như BitWarden, KeePassX, 1Password. Sử dụng mật khẩu dài, bao gồm chữ thường, chữ hoa, số, và ký tự đặc biệt.
  • Không lưu thông tin quan trọng như mật khẩu, mã OTP, mã PIN, thông tin thẻ tín dụng… trong app Notes (app Ghi Chú) - và nếu có lưu thì nên đặt chế độ bảo mật bằng mật khẩu, mã PIN hoặc sinh trắc học.
  • Không click vào link lạ. Kiểm tra kỹ địa chỉ email hay tin nhắn, lỗi chính tả trong nội dung, và tránh tải xuống tệp đính kèm không rõ nguồn gốc.
  • Không tải về những tập tin không rõ nguồn gốc, đặc biệt là do người lạ gửi cho mình, ví dụ các đuôi tệp tin thường chứa đựng vi-rút mã độc nguy hiểm như .bat, .apk, .rar, .zip, .exe, .docx, .xlsx, .pdf - có thể kiểm tra quét vi-rút tệp tin tại trang VirusTotal.com
  • Không tò mò và không bao giờ vội tin bất kỳ một ai trên không gian mạng. Luôn chậm lại và kiểm chứng, xem thêm trang dauhieuluadao.com
  • Không bật tính năng quyền trợ năng (Accessibility) trên điện thoại.
  • Chỉ tải ứng dụng từ Google Play Store (CHPlay) và Apple App Store.
  • Không cấp quyền quản trị thiết bị cho các ứng dụng không rõ nguồn gốc.
  • Thường xuyên cập nhật hệ điều hành và các ứng dụng bảo mật.
  • Kiểm tra kỹ các yêu cầu cấp quyền từ ứng dụng trước khi chấp nhận.
  • Sử dụng ứng dụng xác thực (như Google Authenticator, Authy) thay vì SMS nếu có thể.
  • Sử dụng kết nối mạng an toàn:
    • Tránh sử dụng Wi-Fi công cộng mà không qua VPN.
    • Sử dụng VPN đáng tin cậy để mã hóa dữ liệu nếu cần truy cập mạng công cộng.
    • Sử dụng 4G/5G dữ liệu di động để kết nối Internet.
  • Kiểm tra thường xuyên lịch sử đăng nhập và các hoạt động đáng ngờ trong các tài khoản email, ngân hàng, và mạng xã hội.
  • Cài đặt phần mềm diệt virus uy tín trên cả máy tính và điện thoại. Kích hoạt tường lửa để bảo vệ kết nối mạng.
  • Thiết bị USB có thể chứa mã độc, vì vậy chỉ sử dụng thiết bị từ nguồn đáng tin cậy.
  • Sao lưu dữ liệu quan trọng trên một thiết bị lưu trữ an toàn hoặc trên dịch vụ đám mây uy tín như iCloud, Google Drive, One Drive…
  • Không lưu thông tin đăng nhập trên máy tính công cộng hoặc thiết bị người khác.
  • Không công khai quá nhiều thông tin trên mạng xã hội, đặc biệt là thông tin liên quan đến bảo mật như số điện thoại, địa chỉ nhà, địa chỉ email, danh sách bạn bè, các mối quan hệ hay các câu hỏi bảo mật. (Bảo mật Facebook, bảo mật Zalo)

Hướng dẫn xử lý khi bạn đang bị lừa đảo mạng

1. Trình báo với cơ quan chức năng

Dù khả năng lấy lại tiền không cao, việc trình báo vẫn rất quan trọng để các cơ quan chức năng nắm bắt vụ việc và đưa vào cơ sở dữ liệu điều tra. Cần cung cấp:

  • Chi tiết các cuộc gọi, tin nhắn đã nhận.
  • Số tài khoản ngân hàng mà tiền đã được chuyển vào.
  • Số điện thoại của kẻ lừa đảo. Cơ quan chức năng có thể phối hợp với ngân hàng và các cơ quan quốc tế để truy vết.

Lưu ý quan trọng:

  • Không tin vào các dịch vụ "lấy lại tiền" trên mạng vì đây thường là các dịch vụ lừa đảo thứ cấp.
  • Không tin nếu có người tự xưng là công an gọi điện thoại yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân. Hãy trực tiếp đến cơ quan công an tại địa phương hoặc Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) tại địa phương để trình báo.

2. Thông báo với ngân hàng

Liên hệ ngay với ngân hàng liên quan, cung cấp thông tin giao dịch và yêu cầu hỗ trợ đóng băng tài khoản nhận tiền nếu còn khả năng. Ngân hàng có thể hỗ trợ truy vết dòng tiền nếu thông báo kịp thời.

3. Giữ lại toàn bộ bằng chứng

  • Ghi âm các cuộc gọi, lưu lại số điện thoại và tin nhắn liên quan.
  • Chụp ảnh hoặc lưu lại biên lai giao dịch từ ngân hàng.

4. Hỗ trợ tâm lý cho người bị hại

Động viên rằng đây không phải lỗi cá nhân mà là do thủ đoạn của kẻ lừa đảo quá tinh vi. Hãy khuyến khích họ vượt qua cảm giác tội lỗi và sẵn sàng chia sẻ để ngăn ngừa các vụ việc tương tự.

5. Liên hệ với các tổ chức hỗ trợ

  • Hà Nội: Đường dây nóng 113 hoặc Facebook Công an TP. Hà Nội:
  • TP. Hồ Chí Minh: Phòng An ninh mạng, số điện thoại: 0693187200.
  • Toàn quốc: Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053.

6. Phòng ngừa trong tương lai

  • Chia sẻ câu chuyện để nhiều người biết đến và tránh bị lừa theo cách tương tự.
  • Hướng dẫn người lớn tuổi cách kiểm tra thông tin qua các kênh chính thống và báo với người thân trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào.

Lưu ý: Khi tham gia Telegram, hãy cảnh giác với tin nhắn riêng hoặc lời mời từ các nhóm không rõ nguồn gốc, tuyệt đối không thực hiện giao dịch tài chính qua Telegram.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ trong việc xử lý tình huống và giảm thiểu rủi ro.

nguồn: https://blog.cyprotek.com/p/series-boc-tran-lua-dao-gia-danh-nhan-vien-ngan-hang-mat-khau-sai-va-cai-bay-hoan-hao?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR3GhZKcr8AlokFpqIOzFa4m3gUXXCxs7AFTRmgPhaU47ltSTUoTfu4Uqi8_aem_z47QDCDmrGn7sqCiWHtd3w