Showing posts with label Hardware. Show all posts
Showing posts with label Hardware. Show all posts

August 10, 2016

Quản lý ổ đĩa trong Server HP

HPACUCLI (HP Array Configuration Utility CLI) là công cụ được HP cung cấp, được dùng để tạo, xóa và sửa các ổ đĩa logic và vật lý trên smart array controller (RAID Card) trên Server HP.

1. Cài đặt

Cài đặt gói hpcucli.deb tại http://hwraid.le-vert.net/debian/pool-wheezy/
wget http://hwraid.le-vert.net/debian/pool-wheezy/hpacucli_9.20.9.0-1_amd64.deb
dpkg -i hpacucli_9.20.9.0-1_amd64.deb

2. Có 2 cách để thực thi câu lệnh

  • Cách 1: gõ hpacucli, sau đó gõ các câu lênh cần thực thi
# hpacucli
HP Array Configuration Utility CLI 9.20.9.0
Detecting Controllers...Done.
Type "help" for a list of supported commands.
Type "exit" to close the console.

=> rescan
=> exit
  • Cách 2: gõ trực tiếp câu lệnh  # hpacucli rescan 

3. Hiển thị trạng thái của Controller và ổ đĩa

 => hpacucli
HP Array Configuration Utility CLI 9.20.9.0
Detecting Controllers...Done.
Type "help" for a list of supported commands.
Type "exit" to close the console.

=> ctrl all show config

Smart Array P420i in Slot 0 (Embedded)    (sn: 001438030E455F0)

   array A (SAS, Unused Space: 0  MB)


      logicaldrive 1 (1.6 TB, RAID 0, OK)

      physicaldrive 1I:1:1 (port 1I:box 1:bay 1, SAS, 600 GB, OK)
      physicaldrive 1I:1:2 (port 1I:box 1:bay 2, SAS, 600 GB, OK)
      physicaldrive 1I:1:3 (port 1I:box 1:bay 3, SAS, 600 GB, OK)

   SEP (Vendor ID PMCSIERA, Model SRCv8x6G) 380 (WWID: 5001438030E455FF)
Hệ thống hiện có 3 ổ đĩa, mỗi ổ có dung lượng 600 GB. Ba ổ này đang được cấu hình RAID 0, dung lượng lưu trữ sau RAID là 1.6 TB

4. Kiểm tra trạng thái RAID Controller

=> ctrl all show status

Smart Array P420i in Slot 0 (Embedded)
   Controller Status: OK
   Cache Status: OK
   Battery/Capacitor Status: OK
Thông tin hiển thị gồm trạng thái card RAID, trạng thái cache và Pin của card.

5. Kiểm tra thông tin ổ cứng

=> ctrl slot=0 pd all show status

   physicaldrive 1I:1:1 (port 1I:box 1:bay 1, 600 GB): OK
   physicaldrive 1I:1:2 (port 1I:box 1:bay 2, 600 GB): OK
   physicaldrive 1I:1:3 (port 1I:box 1:bay 3, 600 GB): OK
Như ta thấy, ổ cứng đang được gắn từ bay 1-3 trên Server, tất cả đêu trong trạng thái tốt.

6. Kiểm tra trạng thái của một ổ

=> ctrl slot=0 pd 1I:1:1 show detail

Smart Array P420i in Slot 0 (Embedded)

   array A

      physicaldrive 1I:1:1
         Port: 1I
         Box: 1
         Bay: 1
         Status: OK
         Drive Type: Data Drive
         Interface Type: SAS
         Size: 600 GB
         Rotational Speed: 10000
         Firmware Revision: HPDC
         Serial Number:         KWH9X84R
         Model: HP      EG0600FBVFP
         Current Temperature (C): 33
         Maximum Temperature (C): 40
         PHY Count: 2
         PHY Transfer Rate: 6.0Gbps, Unknown
         Drive Authentication Status: OK
         Carrier Application Version: 11
         Carrier Bootloader Version: 6
Trong câu lệnh, pd là ổ đĩa vật lý, 1I:1:1 là kí hiệu của ổ tại bay 1. Câu lệnh cho ra các thông tin về: dung lượng, vòng quay, Serial number, model, nhiệt độ hiện tại và cao nhất,...

7. Kiểm tra tất cả các ổ đĩa logic

=> ctrl slot=0 ld all show

Smart Array P420i in Slot 0 (Embedded)

   array A

      logicaldrive 1 (1.6 TB, RAID 0, OK)
Hiển thị trạng thái của các ổ đĩa logic tạo trên RAID, như trên ta có 1 ổ đĩa logic 1.6TB

8. Kiểm tra chi tiết trạng thái ổ đĩa vật lý

=> ctrl slot=0 ld 1 show

Smart Array P420i in Slot 0 (Embedded)

   array A

      Logical Drive: 1
         Size: 1.6 TB
         Fault Tolerance: RAID 0
         Heads: 255
         Sectors Per Track: 32
         Cylinders: 65535
         Strip Size: 256 KB
         Full Stripe Size: 256 KB
         Status: OK
         Caching:  Enabled
         Unique Identifier: 600508B1001C8E5EE7B94BC101CBFD3E
         Disk Name: /dev/sda
         Mount Points: /boot 487 MB
         OS Status: LOCKED
         Logical Drive Label: A46B7F43001438030E455F0FF96
         Drive Type: Data

9. Bật/tắt cache

=> ctrl slot=0 modify dwc=disable

=> ctrl slot=0 modify dwc=enable
Câu lệnh để bật hoặc tắt cache trên RAID Controller.

10. Nháy đèn thông báo ổ đĩa

=> ctrl slot=0 ld 1 modify led=on
=> ctrl slot=0 ld 1 modify led=off
Câu lệnh trên sẽ bật tắt đèn trên các ổ đĩa vật lý mà thuộc ổ đĩa logic số 2.
Tham khảo:

June 13, 2015

Hotswap và hot Plug là gì ?

Thuật ngữ Hot swap (tạm dịch: trao đổi nóng) là khả năng tháo gỡ và thay thế các bộ phận của một chiếc máy tính trong khi hệ thống vẫn đang chạy. Người ta còn dùng thuật ngữ Hot plug để chỉ khả năng này.

Tháo lắp "nóng" thiết bị trong khi hệ thống vẫn đang hoạt động.
Một khi phần mềm chuyên xử lý cái vụ hot swap được cài đặt vào máy tính, bạn có thể gắn vào và tháo ra thiết bị mà không cần phải tắt máy (shutdown, turn off) hay khởi động lại (reboot). Khả năng này cho phép bạn gắn hay tháo gỡ một cách dễ dàng các linh kiện ngoại vi như chuột, bàn phím, máy in,...
Hồi xửa hồi xưa, chỉ có các hệ thống đắt tiền mới có khả năng này, vì việc hiệu chỉnh, cấu hình nó rất là nhiêu khê.
Nguyên lý hoạt động của nó thế này: Các máy hỗ trợ hot swap cần phải có khả năng dò tìm và phát hiện có một bộ phận nào đó vừa được gỡ ra. Ngoài ra, tất cả các mối kết nối điện và cơ khí cũng cần phải được thiết kế làm thế nào để không làm tổn hại cho thiết bị cũng như người sử dụng mỗi khi tháo gỡ. Cuối cùng, tất cả các bộ phận khác của hệ thống đó phải được thiết kế để việc tháo gỡ một bộ phận khác không làm ảnh hưởng tới hoạt động của chúng. 
Ngày nay, công nghệ phát triển, máy tính được phú cho nhiều chức năng tự động hóa cao hơn, cũng như được đơn giản hóa hơn các tác vụ của chúng. Hai chuẩn bus bên ngoài USB và IEEE 1394, cũng như PCMCIA (chuẩn card dùng cho máy tính xách tay) đều hỗ trợ chức năng hot swap đơn giản. Các hệ điều hành sau này cũng hỗ trợ chức năng tháo gỡ nóng này nên sẽ tự động nhận ra các sự thay đổi thiết bị. Nhờ đó, người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển một thiết bị ngoại vi nào đó từ máy tính này sang máy tính khác, hoặc cho phép một thiết bị bên ngoài đồng bộ hóa dữ liệu với một máy tính trong lúc hệ thống vẫn đang chạy bình thường. Đặc biệt là ở các server, nhờ hot swap nên nhà quản trị mạng có thể dễ dàng tháo gỡ hay gắn các ổ đĩa cứng mà không phải shutdown cả hệ thống. 

June 6, 2015

RAM ECC LÀ GÌ ? RAM ECC REG LÀ GÌ ? RAM FBDIMM LÀ GÌ ?

RAM ECC LÀ GÌ ? :

Một thanh ram có khả năng ECC (Error Checking and Correction) là một thanh ram có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu ra và vào nó.
Trong quá trình xử lý dữ liệu cpu không xử lý trên rom mà xử lý tất cả data trên ram. Do do, đối với một thanh ram thông thường( non-ecc ) thì trong quá trình truyền tín hiệu ở tốc độ cao thì rất dễ bị đụng độ( crash ).Và khi crash xảy ra thì Ram (non-ecc) phải nạp lại toàn bộ dòng data vì không có khả năng quản lý được dòng dữ liệu.
Đối với RAM ECC thì khi crash xảy ra ram ecc chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin( packet ) bị crash. Do đó ,Ram ECC có độ ổn định và hiệu năng rất cao.Tất cả các ram dành cho Server đều đòi hỏi ích nhất ram phải có ECC.

RAM ECC REG LÀ GÌ (REGISTERED MEMORY) ?

Là loại SDRAM có các thanh ghi (register) được gắn trực tiếp trên module nhớ. Các thanh ghi (register) tái định hướng (re-drive) các tín hiệu qua các chip nhớ và cho phép module chứa nhiều chip nhớ hơn. Registered memory và unbuffered memory không thể được dùng chung với nhau trong một máy tính.

RACM FB-DIMM LÀ GÌ ?

FB-DIMM (Fully Buffered DIMM) là một công nghệ sản xuất ram với mục tiêu đặt ra là để phục vụ phát triển cho server bằng cách gia tăng tốc độ tối đa dựa trên công nghệ ram server (DIMM-ECC) cũ và tăng tối đa sự ổn định, độ tương thích, và quan trọng nhất là khả năng kiểm tra và sửa lỗi (Error Checking and Correction) gọi tắt là ECC.
Trở về với FB-DIMM, khác nhau cơ bản giữa thanh ram FB-DIMM và DIMM thông thường chính là FB-DIMM giao tiếp giữa thanh ram và chipset (on mainboard) là dùng tín hiệu SERIAL.Trong khi thanh ram DIMM thông thường sử dụng giao tiếp PARALLEL.
Việc sử dụng giao tiếp SERIAL thay cho PARALLEL khiến cho FB-DIMM tạo ra một cuộc cách mạng mới bằng cách rút ngắn khoảng cách truyền tín hiệu từ chipset đến ram và cho phép tạo ra nhiều kênh truyền tín hiệu (CHANNELS).Đó là nguyên nhân làm gia tăng tốc độ của FB-DIMM. Với công nghệ của FB-DIMM, nó có thể hổ trợ lên đến 8 thanh ram cho một channel và 6 channel cho 1 chipset. Từ đó, có thể kết luận FB-DIMM hơn hẳn DIMM về tốc độ cũng như dung lượng.
Racm FB-DIMM
Việc tạo ra thêm nhiều kênh truyền tín hiệu giúp cho tốc độ gia tăng rất nhiều. Ví dụ : Nếu bạn sử dụng một thanh DDR2-533 (Single Channel) thì tốc độ truyền tải sẽ là 4.300mb/s. Nếu bạn sử dụng 2 thanh DDR2-533 trên 2 kênh ( Dual Channels )thì tốc độ truyền tải sẽ là 8.600mb/s. Nếu bạn sử dụng 4 channels thì tốc độ lúc này là 17.200 mb/s.
Một khía cạnh quan trọng khác của FB-DIMM là đường truyền tín hiệu và đường nhận tín hiệu là khác nhau . Trong module DIMM đường truyền số liệu và đường nhận số liệu dùng chung . Hệ thống sử dụng FB-DIMM làm tăng cường hiệu quả trong hệ thống riêng của bộ nhớ .
DDR2 FB-DIMM giống với DDR2 DIMM thông thuờng về mặt kích thước và hình dáng. nhưng điểm khác nhau đáng lưu ý là FB-DIMM có thêm một con chipset gọi là Advanced Memory Buffer. Con chip này giữ vai trò là chip điều khiển ( memory controler ) điều khiễn những con chip nhớ ( memory module ).
Những thanh ram DDR thường có dạng PC Serialx hoặc DDR2-yyy. Những số yyy chỉ ra được tốc độ tối đa một thanh ram có thể đạt đươc. Ví dụ, thanh DDR400 thì có thể hoạt động ở tốc độ 400mhz hoặc ddr2-667 có thể hoạt động lên đến 667mhz. Nhưng mà đều ta cần nhấn mạnh ở đây là nó không phải là tốc độ thật ( real clock ) của một thanh ram.
Điều quan trọng thứ 2 là tốc độ truyền tải của thanh ram (transfer rate ) , Những số Serialx chỉ ra tốc độ truyền tải tối đa của thanh ram đó. Với đơn vị MB/s. DDR400 có thể truyền tải data ở tốc độ 3200mb/s, nên người ta dán nhãn là PC3200. DDR2-800 có thể truyền tải data ở tốc độ 6326mb/s, nên người ta dán nhãn là PC6400.
Quan tâm đến RAM người ta không chỉ quan tâm đến thông số tốc độ (SPEED) và dung lưọng (CAPACITY).Một trong những thông số cực kì quan trọng mà ít người để ý đó là Temporization of the memory, timings or latency. Timings là những thông số như 2-3-2-6-T1, 3-4-4-8 or 2-2-2-5, càng nhỏ thì càng tốt. Tôi sẽ giải thích cụ thể những số này là như thế nào.
Timing rất quan trọng, timing có thể khiến 2 thanh ram khác nhau hoạt động tốt cùng nhau hoặc có thể khiến 2 thanh ram không hoạt động với nhau đươc.
Timings là thước đo thời gian ram hoạt động hết chu kỳ xử lý của thanh ram.Hãy đưa ra một ví dụ. Một trong những thông số quan trọng nhất của timing là CAS Latency (goi CL hoặc “access time”) nó cho chúng ta biết bao nhiêu lần chu kỳ ram xử lý phải đợi trước khi tiếp tục gửi yêu cầu xử lý tiếp đến cpu. Một thanh ram có thông số CL 4 sẽ đợi 4 chu kỳ trước khi gửi yêu cầu tiếp tục xử lý. Khi 2 thanh ram cùng chạy ở một tốc độ , thanh thứ 2 sẽ chạy nhanh hơn thanh thứ nhất , Vì dữ liệu sẽ đến thanh thứ 2 sớm hơn thanh thứ 1.
Timing có rất nhiều thông số 2-3-2-6-T1, 3-4-4-8 or 2-2-2-5. Những thông số này càng nhỏ thì hiệu năng của thanh ram càng cao.