June 19, 2015

Tự động backup database và sao lưu FTP trên VPS chạy LNMP

Dữ liệu, đối với bất kỳ cá nhân/doanh nghiệp nào cũng đều rất quan trọng. Giờ đây, người người có web, nhà nhà có web là chuyện bình thường như cô Hường lên phường. Tuy nhiên, vấn đề  dữ liệu không phải ai cũng ý thức được.
Một vài nhà cung cấp có chính sách backup dữ liệu cho khách hàng hàng tuần hoặc hàng tháng, có những đơn vị backup hàng ngày. Nhưng cũng có nhiều đơn vị không có chính sách backup hoặc nói có backup nhưng thực tế là không.
Dù sao đi nữa, chúng ta, những webmaster nên tự bảo vệ mình trước mối nguy hiểm mất dữ liệu.
Bài viết này cPanel.vn sẽ hướng dẫn các bạn triển khai một giải pháp backup tự động cho hệ thống máy chủ của mình. Những gì bạn làm được sau bài viết này:
  • Tự động , code với lịch lên sẵn
  • Mỗi website, database được lưu với tên riêng kèm theo ngày giờ.
  • Hỗ trợ nén database và code để giảm dung lượng
  • Tự động upload qua FTP để sao lưu đồng thời sang một hệ thống khác
Lưu ý: Bài viết hướng dẫn này được thực hiện trên nền máy chủ ảo sử dụng gói . Các bạn có thể áp dụng với bất cứ hệ thống máy chủ nào chỉ với một chút chỉnh sửa cho phù hợp.
1. Download scripts
Các bạn download file backup.sh về. 
2. Chỉnh sửa các thông số.
Bạn mở file backup.sh bằng các Text Editor thông dụng, bạn có thể dùng EmEditor hoặc NotePad++.
Các bạn cần phải thiết lập các thông số như:
  • Backup_Folder1= : Đây là tên folder bạn cần backup. Đó có thể là folder chứ code web hay bất cứ cái gì bạn cần.
  • Thông tin mySQL: Bạn có thể thiết lập ở các biến MYSQL_USR và MYSQL_PWD
  • Backup_DB1: Tên database bạn cần backup tự động
  • Các thông tin về FTP Server để tự động backup một bản khác sang máy chủ khác.
Và một vài thông tin khác các bạn cần chỉnh sửa thêm trong file cho phù hợp với cấu hình dịch vụ của mình trên máy chủ.
3. Upload lên server
Upload file backup.sh lên server của các bạn. Thông thường, với gói LNMP thì các scripts được để trong/root/. Dĩ nhiên các bạn để đâu cũng được. Tuy nhiên, cần phải chmod cho file backup.sh
#chmod 755 backup.sh
 4. Tạo folder lưu backup.
cPanel.vn tạo một folder tên là backup ở ngay ngoài gốc ổ cứng.
#mkdir backup
#cd /backup
#mkdir db
#mkdir www
Folder db và www nằm bên trong folder backup, dùng để lưu database và code đã được sao lưu.
5. Lập lịch thực hiện backup
Việc cuối cùng, chúng ta cần thiết lập lịch dựa trên crontab để hệ thống tự động chạy scripts trên cho các bạn.
cPanel.vn thực hiện backup vào lúc 1h sáng ngày chủ nhật hàng tuần.
Để sửa crontab các bạn dùng lệnh sau:
#crontab -e
Sau đó thêm dòng lệnh sau xuống dưới.
#0 1 * * 0 /root/backup.sh
Như vậy là hệ thống của bạn sẽ được tự động backup hàng tuần vào lúc 1h sáng ngày chủ nhật.
Đôi lời: Các bạn có thể tắt phần sao lưu qua FTP đi, tuy nhiên cPanel.vn khuyến khích các bạn sử dụng FTP để tạo thêm một bản sao lưu nữa. Có rất nhiều trường hợp xảy ra khiến ổ cứng trên máy chủ hiện tại bị lỗi, gây mất dữ liệu. Lúc đó, bản backup qua FTP sẽ là một cứu cánh tốt hơn bao giờ hết.
Các bạn có thể mua một VPS lowend để làm sao lưu. cPanel.vn khuyến cáo sử dụng Burst123systemsvà đặc biệt là Eleven2 chỉ với vài  $/tháng.
Ngoài ra, các bạn có thể mua dịch vụ Backup của các nhà cung cấp khác như BQBackup hỗ trợ nhiều tính năng hơn.
Chúc các bạn thành công và đảm bảo an toàn dữ liệu của mình.

Related Posts:

  • Lệnh kiểm tra các thông số VPS Linux Một số câu lệnh để các bạn có thể kiểm tra thông số cấu hình của VPS Linux Lệnh kiểm tra CPU: cat /proc/cpuinfo Lệnh theo dõi CPU: top -c Lệnh kiểm tra hệ điều hành: uname -a Lệnh kiểm tra phiên bản hệ điều hành (CentOS)… Read More
  • Kiểm tra và mở port VPS trên CentOS Nếu bạn muốn mở hoặc đóng port cho VPS thì phải chỉnh sửa file cấu hình của iptables. Mặc định thì file này có đường dẫn là /etc/sysconfig/iptables Mở port VPS Ví dụ để mở port xxx, bạn hãy thực hiện lệnh sau: ip… Read More
  • Hướng dẫn xử lý lỗi [Errno 14] PYCURL ERROR 22 Dạo gần đây, khi tạo mới VPS ở Vultr hay DigitalOcean mình thường gặp lỗi [Errno 14] PYCURL ERROR 22 khi sử dụng lệnh yum. Nội dụng có thể như sau: [root@hocvps.com ~]# yum -y install wget … Read More
  • Phân biệt và lựa chọn VPS: OpenVZ vs XEN vs VMWare Máy chủ ảo (Virtual Private Server-VPS) là dạng máy chủ được tạo ra bằng cách phân chia 1 máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính chất như một máy chủ riêng biệt (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài ng… Read More
  • Làm gì khi VPS bị spam Mail?1. Nhận biết VPS của bạn tự nhiên chậm, RAM và CPU tăng cao Email không đến được người nhận DirectAdmin thông báo lượng mail gửi ra nhiều Địa chỉ IP bị Blacklist 2. Nguyên nhân Nếu là máy chủ website có thể source code… Read More

0 comments:

Post a Comment