Trải qua 8 phần chắc bạn cũng đã nóng lòng cần biết qua cách cài đặt WordPress trên VPS rồi. Thật ra nếu bạn đã có kinh nghiệm dùng Shared Host thì chỉ đọc hết bài MySQL là đã có thể tự cài đặt WordPress được.
Và ở hướng dẫn này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách cài WordPress nhanh chóng trên VPS sử dụng Apache Webserver.
Mục lục nội dung
I. Cách cài đặt WordPress trên VPS
Để cài đặt WordPress trên VPS, bạn không cần tải mã nguồn về máy rồi upload lên thủ công qua sFTP mà chỉ cần sử dụng lệnh wget để lôi mã nguồn WordPress về VPS, sau đó giải nén ra và cài thôi.
Ok, đó là 2 bước mà bạn cần chuẩn bị. Bây giờ chúng ta tiến hành cài một trang WordPress mới.
Đầu tiên là bạn cd vào thư mục public_html trong thư mục virtualhost mà bạn đã thêm vào. Ví dụ của mình là/home/webdata/domains/thachpham.dev/public_html.
01
| cd /home/webdata/thachpham .dev /public_html |
Sau đó tiến hành chạy lệnh sau để tải source WordPress về thư mục mà bạn đang truy cập.
01
| yum install wget && wget https: //wordpress .org /latest . tar .gz |
Rồi giải nén file latest.zip ra.
01
| tar -xvf latest. tar .gz |
Nếu nó có bảo command not found thì gõ lệnh
yum install unzip
rồi giải nén lại.
Lúc này nếu bạn gõ lệnh ls ra xem thì WordPress đang ở trong một thư mục
..public_html/wordpress/
, bạn hãy moi nó ra thư mục public_html.
01
| mv wordpress/* . && rm -rf wordpress |
Tiếp theo là cho user apache và group apache sở hữu các file và thư mục trong thư mục cài đặt WordPress của bạn để không cần CHMOD lại khi upload ảnh, cài plugin, và quan trọng là nó không còn hỏi tài khoản FTP, sFTP khi cài theme/plugins.
01
| sudo chown -R apache:apache * |
Ok đã hoàn thành xong bước cài đặt rồi, bây giờ bạn có thể truy cập vào website để thấy website WordPress của bạn và bắt đầu cài WordPress như bình thường.
Bây giờ bạn có thể sử dụng WordPress như bình thường rồi đó, và hầu như không gặp lỗi gì khi cài các plugin cả vì Apache tương thích với WordPress rất tốt. Bạn cũng đã CHOWN thư mục chứa WordPress rồi nên không cần phải CHMOD lại để upload file hay cài plugin, mọi thứ diễn ra hoàn toàn tự động.
III. Chuyển một website WordPress từ host khác về VPS
Chắc chắn ở đây ai cũng đã có một website WordPress riêng nên sẽ cần tìm hiểu cách chuyển một website WordPress từ host khác về VPS này để sử dụng.
Hướng dẫn chuyển host về VPS mình đã có viết rất chi tiết tại đây nên bạn có thể xem qua.
IV. Tăng tốc cho WordPress trên VPS dùng Apache
Cách đơn giản nhất bạn có thể làm bây giờ là cài thêm XCache vào để hỗ trợ tăng tốc code PHP trong WordPress. Bạn hãy gõ lệnh dưới đây để cài XCache cho VPS:
01
| yum install php-xcache |
Và khởi động lại Apache:
01
| service httpd restart |
Sau đó mình khuyến khích bạn nên cài đặt W3 Total Cache theo hướng dẫn này. Nhớ sử dụng tính năng Object Cache với XCache nhé.
Lời kết
Đó là những gì mình cần truyền tải trong bài này. Thật sự mà nói sử dụng WordPress trên VPS không chỉ có nhiêu đây nhưng mình xin tạm dừng serie ở đây bởi vì mình tin chắc rằng qua 10 bài trong serie này bạn đã hiểu được bản chất VPS là như thế nào, cũng như cách sử dụng nó.
Còn các việc như cài PhpMyAdmin thì bạn có thể tìm thêm tutorial trên mạng, rất dễ thực hiện.
Nếu bạn đã thật sự rành VPS rồi, mình khuyến khích bạn sử dụng WordPress trên một webserver khác mạnh mẽ và nhanh hơn Apache rất nhiều đó là NGINX. Nếu bạn chưa từng trải qua NGINX thì hãy theo dõi serieLEMP Webserver để biết NGINX là như thế nào rồi sẽ cảm nhận được sức mạnh của nó.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về các lệnh Linux cũng như cần hiểu sâu hơn về nó, thì đây là một số tài nguyên bạn có thể đọc qua:
- Unix Toolbox – Bộ sưu tập hướng dẫn sử dụng các dòng lệnh trong UNIX.
- Linux Command Line – Ebook miễn phí dạy sử dụng các dòng lệnh Linux.
- Linux Security for Beginner – Bảo mật Linux cho người mới bắt đầu.
- Linux Resources – Tổng hợp các tài nguyên học Linux.
Đừng quên theo dõi thêm các thủ thuật khác về website trên blog của mình nhé.
Nếu bạn cảm thấy serie này có ích, hãy share nó! Và đừng quên đóng góp ý kiến nếu bạn thấy mình có hướng dẫn sai chỗ nào hoặc cần bổ sung cái gì.
0 comments:
Post a Comment