August 24, 2015

Cấu hình Router ASUS RT-N10E hoạt động theo chế độ Repeater

Cấu hình Router ASUS RT-N10E hoạt động theo chế độ Repeater


Chia sẻ cách cấu hình Router ASUS RT-N10E hoạt động theo chế độ Repeater theo mô hình như sau:

 Mục đích:
  • Khách hàng dùng chung internet với nhà hàng xóm nhưng sóng wifi hơi yếu hoặc chập chờn.
  • Dùng để forward sóng wifi giữa các tầng trong nhà hoặc công ty.
  • Giảm tải cho Modem wifi hoặc Router wifi nguồn trong trường hợp có nhiều người truy cập vào mạng wifi đồng thời...
Ưu điểm: Do không phải dùng kéo dây cáp mạng nên nhìn thẩm mỹ và đỡ lằng nhằng hơn.

Các bước thực hiện:

1. Gắn adapter điện và bật công tắt khởi động phía sau router ASUS RT-N10E. Chờ khoảng 2 phút để Router khởi động và hoạt động ổn định rồi cắm cáp mạng (có đi kèm sản phẩm) một đầu vào máy tính, còn đầu kia vào một trong bốn cổng LAN màu vàng như hình bên dưới.



2. Sau khi cắm cáp mạng, Router ASUS RT-N10E sẽ tự động mở trang web cấu hình sản phẩm như bên dưới. Đăng nhập bằng User Name “admin” và Password “admin” rồi bấm nút Back main page.



3. Bấm chọn vào mục Operation Mode.







4. Bấm chọn Repeater mode rồi bấm Save.


5. Chờ khoảng 2 phút để Router ASUS RT-N10E khởi động lại và xuất hiện trang web cấu hình như bên dưới.
Chọn mạng wifi nguồn muốn kết nối rồi bấm Connect (Nếu không thấy mạng muốn kết nối trong danh sách, bấm Refresh để Router tìm kiếm lại)


6. Nhập Network Key cũng chính là mật khẩu của mạng wifi nguồn muốn kết nối rồi bấm Next.




7. Đặt tên wifi cho Router ASUS RT-N10E (tên gì tùy thích) rồi bấm Connect.






8. Chờ khoảng 2 phút để Router ASUS RT-N10E kiểm tra kết nối với mạng wifi nguồn. Nếu Router yêu cầu đăng nhập lại thì đăng nhập bằng User Name “admin” và Password “admin”. Done.








9. Lúc này, chúng ta đã có thể kết nối với một mạng wifi mới ổn định hơn mạng wifi nguồn.

Chú ý: Mật khẩu dùng để kết nối mạng wifi mới của chúng ta cũng chính là mật khẩu kết nối mạng wifi nguồn nhé.

Chúc các bạn thành công!

Related Posts:

  • Cấu hình không giới hạn số lần Join domain cho User Trong môi trường domain, để bảo mật thì không nên sử dụng tài khoản domain admin để join domain mà thay vào đó là sử dụng các tài khoản domain user. Nhưng mặc định thì mỗi tài khoản user thường chỉ join được 10 lần, quá 10 l… Read More
  • Khóa cổng USB theo UserLàm cách nào để khóa USB theo User khi đăng nhập vào Domain. Chẳng hạn trên PC1 khi User U1 Logon vào thì cắm USB vào sẽ không sử dụng được, nhưng user U2 Logon vào PC1 thì sẽ cho sử dụng USB (đại loại là U2 được phân quyền c… Read More
  • Giới hạn quyền điều khiển từ xa cho TeamviewerCái tên gọi Teamviewer không còn xa lạ với người dùng Internet hiện nay, và đặt biệt với 1 số người dùng thường xuyên sử dụng để truy cập từ xa nhằm quản lý công việc tốt hơn. Bạn có thể từ nhà truy cập vào máy chủ … Read More
  • Check Ports đã open or establish trên Windows 1.Check trạng thái port: Điền nầy là cần thiết nếu bạn muốn biết máy tính bạn đang chạy những chương trình gì, và những chương trình nào đang âm thầm chạy ngầm cùng hệ thống. Chỉ 1 vài dòng lệnh thôi chúng ta đã biết được đ… Read More
  • Hướng dẫn vào BIOS trên các dòng máy tính khác nhau BIOS (viết tắt của Basic Input/Output System-hệ thống đầu vào/ra cơ bản) là nơi chứa nhiều nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip Firmware của mainboard giúp kiểm soát các tính năng cơ bản của máy tính như tùy chỉnh thứ tự ổ c… Read More

0 comments:

Post a Comment