Xin gửi bài tiếp theo của Disk Management trong Tự học MCSA 2012 của tuhocmang.com
Chuẩn bị: Add 3 ổ cứng ảo vào máy ảo.
Như đã đề cập ở Phần 1:
Ta dùng Dynamic Disk khi có 1 trong 2 nhu cầu sau (hoặc cả 2)
+ Tăng tốc độ truy suất dữ liệu.
+ Tăng khả năng chịu lỗi vật lý cho ổ cứng.
Mục tiêu của Dynamic Disk là cung cấp tính năng Raid (Redundant Array of Inexpensive Disks)
Raid có 2 loại:
Raid cứng (hardware): Là chương trình được tích hợp sẵn trên chip card Raid hoặc trên Mainboard.
Raid mềm (software): đây là ứng dụng sau khi cài HDH (HDH lỗi thì Raid cũng đi luôn !)
Khi dung Dynamic Disk thì không còn khái niệm Primary, Extended, Logical partition. Một ổ đĩa là 1 volume, tạo bao nhiêu volume cũng được.
Để chuyển từ Basic -> Dynamic ta làm như sau:
Diskmgmt.msc
Chọn ổ cứng: Phải chuột -> Convert to Dynamic disk.
Tương tự, ta làm cho các ổ cứng còn lại.
Ta có khái niệm Simple volume:
Simple Volume: đây là phân vùng trung gian giữa khi chuyển từ Basic sang Dynamic. Các Logical, Primary, Extended sẽ thành simple volume khi ổ cứng chuyển từ Basic sang Dynamic.
Hiệu năng của Simple volume không khác gì so với Basic.
Spanned Volume
Được cấu tạo từ nhiều phần (có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau) của các ổ đĩa vật lý.
Ví dụ:
Ta tạo phân vùng Spanned từ 3 ổ cứng như sau:
Disk 1: góp 50GB. Disk 2 góp 100GB. Disk 3 góp 50GB. Ta có được phân vùng Spanned 200GB.
Ta có copy file A : 200GB từ Ổ cứng di dộng vào phân vùng Spanned. Thì khi lưu trữ nó sẽ lưu ở disk 1 trước. Nếu hết dụng lượng mà disk 1 góp thì sẽ lưu sang disk 2 rồi đến disk 3.
Do nó ghi tuần tự nên tại 1 thời điểm nó chỉ sử dụng 1 ổ cứng cho đến khi dung hết phần đóng góp của ổ cứng đó
Muc đích sử dụng: Gia tăng dung lương 1 volume, có tổng dung lượng bằng dung lượng đóng góp.
Không có khả năng chịu lỗi. Không tăng được tốc độ truy suất. Không làm thay đổi cấu trúc truy suất file.
Raid 0 (Striped volume)
a/ Cấu tạo: từ nhiều phần có dung lượng bằng nhau trên nhiều ổ cứng vật lý khác nhau ( >=2)
b/ Dung lượng: bằng tổng dung lượng thành phần.
c/ Nguyên lý đọc ghi:
Nguyên lý ghi:
Gian đoạn 1: tách dữ liệu thành nhóm N bit. (với N là số ở cứng vật lý đồng thời)
Gian đoạn 1: tách dữ liệu thành nhóm N bit. (với N là số ở cứng vật lý đồng thời)
N =2: tách dữ liệu thành nhóm 2 bit.
N=3: tách dữ liệu thành nhóm 3 bit.
Gian đoạn 2: ghi N bit lên N ổ cứng đồng thời.
Nguyên lý đọc: (ngược lại)
Bước 1: Đọc N bit.
Bước 2: Ghép các nhóm N bit thành dữ liệu.
Ví dụ: ta có A (65): 01000001.
Lợi ích: tang tốc độ truy suất gấp N lần Basic. ( thực tế thì chưa tới N lần do phải tốn thời gian chia dữ liệu).
Lợi ích: tang tốc độ truy suất gấp N lần Basic. ( thực tế thì chưa tới N lần do phải tốn thời gian chia dữ liệu).
Khả năng chịu lỗi vật lý: Không có (1 ổ đĩa chết là dữ liệu cũng không đọc được.)
Ứng dụng: cho server cần tốc độ, không cần an toàn (Vd: nơi lưu trữ spool folder của Print server).
Raid 1 (Mirror volume)
a/ cấu tạo: Từ 2 phần có dung lượng bằng nhau trên 2 ổ cứng vật lý khác nhau (N=2, Max =2)
b/ Dung lượng: bằng dung lương thành phần ( VD: mỗi ổ cứng góp 100G thì volume có dung lượng là 100G)
c/ Nguyên lý đọc ghi:
Tại 1 thời điểm chỉ sử dụng 1 trong 2 ổ cứng vật lý. Dữ liệu được đọc/ghi trên 1 ồ cứng vật lý sẽ tự g đồng bộ sang ổ cứng vật lý còn lại.
=> A =65:01000001
=> ghi dãy bit này trên cả 2 ổ đĩa.
d/ Tốc độ truy suất: tương đương Basic.
e/ Khả năng chịu lỗi: 50% (hư 1 cái thì còn cái khác, hư 2 cái thì die !!)
f/Ứng dụng: Dùng cho server cần độ an toàn cao.
Raid 5
a/ Cấu tạo: Cấu tạo từ nhiều phần có dung lượng bằng nhau từ nhiều ổ cứng khác nhau (N >=3)
b/ Dung lượng: = (N-1) * dung lượng thành phần
c/ Nguyên lý đọc ghi:
Bước 1: Tách dữ liệu thành nhóm (N-1) bit.
Bước 2: Đếm bit 0 hoặc bit 1 trong từng nhóm.
Nếu nhóm lẻ (kết quả XOR bằng 1): thêm bit 1
Nếu nhóm chẵn (Kết quả XOR bằng 0): them bit 0
(Hoặc XOR từng nhóm, kết quả cuối cùng của từng nhóm sẽ là bit thêm vào)
Do Raid 5 sử dụng thuật toán XOR nên ta sử dụng toán XOR để biết nhóm chẵn hay lẻ.
0 XOR 0 = 0
0 XOR 1 = 1
1 XOR 0 = 1
Giả sử hư ổ cứng thứ 2
d/ Tốc độ truy suất: Basic < Raid 5 < Raid 0.
e/ Khả năng chịu lỗi vật lý: 3 ổ cứng được phép hư 1, 5 thì hư 2.
(Còn phần 3 là phần cuối của Disk Management)
Tham khảo:
Cài đặt HDH lên raid
http://www.slideshare.net/laonap166/disk-management-phn-2
nguồn: tuhocmang.com
0 comments:
Post a Comment