Phần này, mình chỉ trình bày cách hiểu đơn giản về ICMP, Ping nhằm phục vụ cho nhu cầu test, chuẩn đoán lỗi trong các bài Lab mà các bạn gặp phải. Để hiểu chuyên sâu thì các bạn nên đọc trong cuốn TCP/IP Vol 1.
ICMP (Internet Control Message Protol) : là giao thức giúp ta kiểm tra các kết nối lớp 3 xem các hệ thống có thông với nhau không.
ICMP có rất nhiều ứng dụng, trong đó ứng dụng Ping được sử dụng nhiều nhất.
Để kiểm tra Host A với địa chỉ “IP A” có đi đến được Host B với “IP B” hay không thì trên Host A thực hiện Ping đến IP B.
Ping sử dụng 2 thông diệp “ICMP echo request” và “ICMP echo reply” để thực hiện quy trình ping.
Khi Host A ping B thì lập tức A gửi một loạt các gói tin (thông thường PC gửi 4 gói) ICMP echo request.
Host B nhận đươc bao nhiêu ICMP echo request thì sẽ trả về bấy nhiêu gói ICMP echo reply.
Các thông số:
bytes: kích thước của gói tin.
time: thời gian hồi đáp.
TTL (time -to-live) là một trường dài 8 bit. Giá trị tối đa là 255, cứ mỗi khi đi qua con Router thì giá trị TTL giảm đi 1 đơn vị, khi Router nhận gói tin có TTL = 0 thì nó sẽ tự “drop” gói tin đó.
Ý nghĩa của TTL: dùng để chống lại sự lặp vòng (routing loop)
Các kết quả có thể trả về sau khi Ping:
Ping thành công
Ping không thành công :
Request time out: PC gửi gói tin ICMP request đi, sau khoảng thời gian “time out” mà không thấy gói tin trở về.
Nguyên nhân:
– Do đường truyền vật lý (kiểm tra lại kết nối, cáp).
– IP không tồn tại, máy PC đích bị tắt
– Máy đích bị chặn bởi Firewall, firewall cấm ping (tắt firewall, hoặc cấu hình lại).
– Gửi thành công nhưng firewall bên máy đích chặn ping => không reply được.
Destination host unreachable:
TH 1: 2 host khác lớp mạng
Gói tin đi đến default gateway nhưng default gateway lại không biết đường đi tới đích (không có trong bảng định tuyến). Nó gửi lai gói “reply from < IP default gateway > destination host unreachable” với ý nghĩa: gói tin đến Router là “cụt đường”.
TH2: 2 host cùng lớp mạng
Đương nhiên khi 2 host cùng lớp mạng thì không có sự góp mặt của Router, Host A gửi nếu không thể đến được thì trả về gói “reply from < IP source> destination host unreachable”.
Nguyên nhân:
– Router không biết đường đi.
– IP không tồn tại, máy PC đích bị tắt.
– Do đường truyền vật lý.
Lệnh Ping giúp cho chúng ta chuẩn đoán nhanh chóng và hiệu quả các sự cố mạng, ping là ứng dụng luôn được sử dụng đầu tiên khi có lỗi xảy ra.
Tự tìm hiểu: giao thức ARP và cách hoạt động
Mình xin dừng phần mạng căn bản ở đây, với chương trình MCSA này thì mình nghĩ cơ bản thế là đủ rồi. Các bạn có thể tim hiểu kĩ hơn trên mạng hoặc qua cuốn TCP/IP Illustrate Vol 1.
Mình tổng hợp các câu hỏi + đáp án xem như để tổng quát lại các vấn đề.
1./ Trình bày 7 lớp mô hình OSI(Model Overview)?
7 lớp mô hình OSI
– Application
– Presentation
– Session
– Transport layer
– Network layer
– Data link
– Physical
2./ Liệt kê theo thứ tự 3 lớp của mô hình Internet?
– Application (tương ứng với các lớp Application, Presentation và Session trong mô hình OSI)
– TCP/IP (tương ứng với các lớp Transport và Network trong mô hình OSI),
– Physical Devices(tương ứng với các lớp Data Link và Physical trong mô hình OSI).
3./ Diễn giải sự khác biệt giữa TCP và UDP?
– UDP (User Datagram Protocol): Còn gọi là Giao Thức Gói Người Dùng. UDP cung cấp các kênh truyền thông phi kết nối nên nó không đảm bảo truyền dữ liệu 1 cách tin cậy. Các ứng dụng dùng UDP thường chỉ truyền những gói có kích thước nhỏ, độ tin cậy dữ liệu phụ thuộc vào từng ứng dụng.
– TCP (Transmission Control Protocol): Ngược lại với UDP, TCP cung cấp các kênh truyền thông hướng kết nối và đảm bảo truyền dữ liệu 1 cách tin cậy. TCP thường truyền các gói tin có kích thước lớn và yêu cầu phía nhận xác nhận về các gói tin đã nhận
4./ Vẽ hình minh họa Mô hinh BUS topology?
5./ Vẽ hình minh họa Mô hinh RING topology?
6./ Vẽ hình minh họa Mô hinh STAR topology?
8./ Trình bày công dụng MAC/Physical Address?
MAC (Media access control) còn gọi là địa chỉ vật lý của một card mạng. Mỗi card mạng có một địa chỉ MAC duy nhất. Địa chỉ MAC là một dãy số có độ dài là 6 byte, đc quy định bởi IEEE
Physical Address : địa chỉ Ip đc gán cho 1 thiết bị
9./ Trình bày sự khác biệt giữa Hub va Switch:
Với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau. Việc chuyển khung dữ liệu tới tất cả các cổng của hub để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Tuy nhiên, khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho mạng bị chậm đi
Với switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới và không quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu, người dùng vẫn luôn nhận được băng thông tối đa
10./Trình bày khác biệt cơ bản giữa cáp UTP và cáp STP:
– STP: Có giáp bảo vệ để chống nhiễu
– UTP: Không có giáp bảo vệ chống nhiễu
11./ Vẽ sơ đồ bấm cáp thẳng. Đánh dấu các điểm truyền tín hiệu?
1 1 Trắng xanh lá
2 2 Xanh lá
3 3 Trắng cam
4 4 Xanh dương
5 5 Trắng xanh dương
6 6 Cam
7 7 Trắng nâu
8 8 Nâu
12./ Vẽ sơ đồ bấm cáp chéo. Đánh dấu các điểm truyền tín hiệu?
1 Trắng xanh lá 1 Trắng cam
2 Xanh lá 2 Cam
3 Trắng cam 3 Trắng Xanh là
4 Xanh dương 4 Xanh dương
5 Trắng xanh dương 5 Trắng xanh dương
6 Cam 6 Xanh lá
7 Trắng nâu 7 Trắng nâu
8 Nâu 8 Nâu
13./ Phải dùng cáp thẳng hay cáp chéo trong các trường hợp sau?
a. Để nối 2 máy tính>>>>> cáp chéo
b. Để nói 2 máy tính với Switch>>>> cáp thẳng
c. Để nối 2 Switch>>>>> cáp chéo
d. Để nối máy tính với modem router>>>>> cáp thẳng.
14./Trình bày giao thức ARP và cách hoạt động.
15./ Công dụng của địa chỉ Ip và Subnetmask?
– Địa chỉ IP: định danh thiết bị trong hệ thống mạng
– Subnet mask: xác định networkID và hostID của IP đó.
16./ Xác định network ID, Host ID, và địa chỉ broadcast của các máy tính sau?
a. PC1 : 134.215.3.5/16 Net ID=134.215 Host ID=3.5 Broadcast=134.215.255.255
b. PC2: 192.168.1.25/24 Net ID=192.168.1 Host ID=25 Broadcast=192.168.1.255
c. PC3: 192.168.215.258/24 kô tồn tại
d. PC4: 18.22.13.215/8 Net ID=134 Host ID=3.5 Broadcast=18.255.255.255
17./ Liệt kê 5 lớp địa chỉ mạng?
+ Lớp A: Được gán cho các Mạng có kích thước cực lớn
+ Lớp B: Được gán cho các Mạng có kích thước vừa và lớn
+ Lớp C: Được gán cho các Mạng có kích thước nhỏ
+ Lớp D: Các địa chỉ lớp này sử dụng cho Truyền Đa Hướng (Multicast
+ Lớp E: Là lớp địa chỉ thực nghiệm,. Lớp E được dự phòng cho các ứng dụng tương lai. Các Bit cao nhất của Byte đầu tiên luôn được đặt là 1 1 1 1
+ Lớp E: Là lớp địa chỉ thực nghiệm,. Lớp E được dự phòng cho các ứng dụng tương lai. Các Bit cao nhất của Byte đầu tiên luôn được đặt là 1 1 1 1
18./ 2 tên gọi của địa chỉ IP 127.0.0.1 là gì?
– Localhost
– Loopback
– Loopback
19./ Liệt kê các khoảng địa chỉ Private?
10.0.0.0 —> 10.255.255.254
172.16.0.0 —-> 172.31.255.254
192.168.0.0 —–> 192.168.255.254
172.16.0.0 —-> 172.31.255.254
192.168.0.0 —–> 192.168.255.254
20./ Máy tính A có địa chỉ Ip 172.18.1.25/16. Trên máy tính A thực thi câu lệnh “ping 210.245.22.171” và nhận được thông báo “Destination host unreachable” giải thích các nguyên nhân?
Không có gateway để đi đến địa chỉ đích.
21./ Máy tính A có địa chỉ Ip 172.18.1.25/16. Trên máy tính A thực thi câu lệnh “ping 210.245.22.171” và nhận được thông báo “Resquest time out” giải thích các nguyên nhân?
Gateway không dẫn đến Net chứa IP cần Ping.
Địa chỉ không tồn tại hoặc lỗi đường truyền.
Do máy đích không trả lời.
22./ Trình bày ý nghĩa thông số Default gateway?
Là địa chỉ của Router dùng để liên lạc với hệ thống mạng khác Net với hệ thống mạng hiện tại.
23./ Máy tính A có địa chỉ IP 172.18.1.25/16. Chọn các địa chỉ sau có thể là Default gateway của máy tính A?
a. 172.19.1.25
b. 172.19.1.255
c. 172.18.255.254 ç= Deafault gateway
d. 172.18.255.256
24./ Trình bày thông số Prefferred DNS server?
Là địa chỉ trỏ đến DNS server được chọn làm ưu tiên để phân giải truy vấn DNS.
http://www.slideshare.net/laonap166/mcsa-2012-mng-cn-bn-phn-7
nguồn: tuhocmang.com
0 comments:
Post a Comment