August 10, 2020

Replacing System disk & Reinstall QNAP TS-421U

 Dạo gần đây con QNAP cũ TS-421U không còn chỗ chứa để backup, Nên mình đã tiến hành thay ổ cứng để nâng cấp dung lượng cho nó. sau đây là các bước nâng cấp, thời gian thay thế nâng cấp khoảng 30 phút là xong toàn bộ.

I. HIỆN TRẠNG

Trước đây do nhu cầu chưa nhiều nên chỉ sử dụng 4 ổ cứng WDC WD5003ABYZ 500GB/ổ cấu hình RAID 5.

II. THỰC HIỆN NÂNG CẤP

  • LƯU Ý: TRƯỚC KHI THAY THẾ Ổ CỨNG NHỚ BACKUP HẾT DỮ LIỆU RA Ổ CỨNG DI ĐỘNG HOẶC LÊN CLOUD ĐỂ DỰ PHÒNG TRƯỜNG HỢP XẤU XẢY RA.
1. CHUẨN BỊ Ổ CỨNG THAY THẾ
Mình sử dụng 4 ổ WD Gold 4TB/ổ
2. BACKUP CẤU HÌNH QNAP
- Sau khi backup dữ liệu ra 1 nơi an toàn, tiếp tục backup cấu hình QNAP lại để sau khi thay thế ổ cứng, chúng ta restore lại trạng thái như ban đầu, bao gồm đầy đủ tài khoản user, cấu hình trước đây đang chạy trên QNAP. Làm như vậy đỡ tốn thời gian cấu hình lại mọi thứ, mà vẫn giữ được kết nối ở các phần mềm backup kết nối tới QNAP, vì các thông số không thay đổi.(trừ khi bạn muốn cấu hình mới lại toàn bộ thì không cần làm bước này)
3. THAY THẾ Ổ CỨNG
- Mình có đọc sơ qua về các tài liệu trên forum của QNAP hướng dẫn cách thay ổ cứng,hầu như đều khuyên là thay từng ổ chờ sync xong ổ này thì thay tiếp ổ khác, như vậy giúp an toàn, ko mất dữ liệu....
- Tuy nhiên cách trên khá là lâu, nếu chờ thay xong 4 ổ thì cũng mất >1 ngày (tùy thuộc dữ liệu nhiều hay ít nữa)
- Vì mình đã backup dữ liệu ra rồi nên sẽ chọn cách thay 1 lúc 4 ổ cho nhanh, chỉ mất 30 phút là xong tất cả.
- Đầu tiên shutdown QNAP, Để bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn các bạn có thể đánh số trên Tray ổ đĩa để tiện theo dõi quản lý.
- Làm lần lượt từng ổ, tháo ổ cũ ra, lắp ổ mới vô Tray sau đó nhét vô lại. Xong ổ này mới đến ổ khác. Đối với ổ rút ra cũng nên đánh số lên ổ để khi cần thiết có thể bỏ vô lại để lấy dữ liệu


- Sau khi thay hết 4 ổ tiến hành khởi động lại QNAP.
3. UP FIRMWARE
Sau khi khởi động xong, QNAP tự nhận IP, để tìm được IP của có 2 cách:
  • Cách 1: sử dụng Qfinder Pro tool của QNAP cài lên 1 máy tính cùng lớp mạng với QNAP sau đó scan nó sẽ tự nhận ra thiết bị.
  • Cách 2: sử dụng Advanced IP Scanner scan rồi dò tìm IP
- Mình sử dụng cách 1 vì đơn giản nhanh hơn, Do Qnap này mình cắm 2 port mạng nên khi scan ra nó sẽ ra lớp IP private 169.254.100.100 và 1 IP local. 

- Mặc định nó sẽ dính IP private nên ko thể mở connect tới nó. Để thay đổi qua IP local nội bộ ta chọn Setting => Connection Settings
- Chỉnh lại toàn bộ thành IP local, nhấn OK là xong
- Truy cập https://www.qnap.com/en/download download firmware mới nhất về máy
- Để update Firmware các  bạn có thể dùng giao diện web khi đã biết IP local của nó
- Hoặc sử dụng luôn phần mềm Qfinder Pro để up luôn, chuột phải vô thiết bị, chọn Update Firmware
- Tìm tới nới chứa file QTS đã down ở trên
- Start & Finish
4. RESTORE
- Ok sau khi up firmware thành công, thiết bị sẽ khởi động lại, tại giao diện web nhập IP QNAP bấm Login
- Tiến hành kiểm tra xem đã nhận ổ cứng mới chưa
- OK tiến hành phục hồi từ file backup
- Sau khi restore xong, QNAP sẽ khởi động lại
- Quay lại IP cấu hình trước đây, chỉ cần điền đúng pass admin vô là được
5. CẤU HÌNH RAID & TẠO FOLDER
- sau khi restore xong, phần RAID cũ sẽ bị mất và báo not active
- Ta Remove RAID cũ đi. tiến hành tạo RAID mới
- Sau khi tạo xong chờ 1 chút cho RAID được khởi tạo, sau đó ta kiểm tra như hình dưới là OK
- Như vậy là xong, giờ tạo lại thư mục giống như cũ nữa là xong

XONG.


0 comments:

Post a Comment