Showing posts with label MCSA 2012. Show all posts
Showing posts with label MCSA 2012. Show all posts

September 11, 2015

MCSA 2012: Disk Management (phần 2)

Xin gửi bài tiếp theo của Disk Management trong Tự học MCSA 2012 của tuhocmang.com
Chuẩn bị: Add 3 ổ cứng ảo vào máy ảo.
Như đã đề cập ở Phần 1:
Ta dùng Dynamic Disk khi có 1 trong 2 nhu cầu sau (hoặc cả 2)
+ Tăng tốc độ truy suất dữ liệu.
+ Tăng khả năng chịu lỗi vật lý cho ổ cứng.
Mục tiêu của Dynamic Disk là cung cấp tính năng Raid (Redundant Array of Inexpensive Disks)
Raid có 2 loại:
Raid cứng (hardware): Là chương trình được tích hợp sẵn trên chip card Raid hoặc trên Mainboard.
Raid mềm (software): đây là ứng dụng sau khi cài HDH (HDH lỗi thì Raid cũng đi luôn !)
Khi dung Dynamic Disk thì không còn khái niệm Primary, Extended, Logical partition. Một ổ đĩa là 1 volume, tạo bao nhiêu volume cũng được.
Để chuyển từ Basic -> Dynamic ta làm như sau:
Diskmgmt.msc
Chọn ổ cứng: Phải chuột -> Convert to Dynamic disk.
Raid 1

Raid 2
Tương tự, ta làm cho các ổ cứng còn lại.
Ta có khái niệm Simple volume:
Simple Volume:  đây là phân vùng  trung gian giữa khi chuyển từ Basic sang Dynamic. Các Logical, Primary, Extended sẽ thành simple volume khi ổ cứng chuyển từ Basic sang Dynamic.
Hiệu năng của Simple volume không khác gì so với Basic.
Raid 3
phân vùng F là simple volume
Spanned Volume
Được cấu tạo từ nhiều phần (có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau) của các ổ đĩa vật lý.
Ví dụ:
Ta tạo phân vùng Spanned từ 3 ổ cứng như sau:
Raid 4
Disk 1: góp 50GB. Disk 2 góp 100GB. Disk 3 góp 50GB. Ta có được phân vùng Spanned 200GB.
Ta có copy file A : 200GB từ Ổ cứng di dộng vào phân vùng Spanned. Thì khi lưu trữ nó sẽ lưu ở disk 1 trước. Nếu hết dụng lượng mà disk 1 góp thì  sẽ lưu sang disk 2 rồi đến disk 3.
Do nó ghi tuần tự nên tại 1 thời điểm nó chỉ sử dụng 1 ổ cứng cho đến khi dung hết phần đóng góp của ổ cứng đó
Muc đích sử dụng: Gia tăng dung lương 1 volume, có tổng dung lượng bằng dung lượng đóng góp.
Không có khả năng chịu lỗi. Không tăng được tốc độ truy suất. Không làm thay đổi cấu trúc truy suất file. 
Raid 0 (Striped volume)
a/ Cấu tạo: từ nhiều phần có dung lượng bằng nhau trên nhiều ổ cứng vật lý khác nhau ( >=2)
b/ Dung lượng: bằng tổng dung lượng thành phần.
c/ Nguyên lý đọc ghi:
Nguyên lý ghi:
Gian đoạn 1: tách dữ liệu thành nhóm N bit. (với N là số ở cứng vật lý đồng thời)
N =2: tách dữ liệu thành nhóm 2 bit.
N=3: tách dữ liệu thành nhóm 3 bit.
Gian đoạn 2: ghi N bit lên N ổ cứng đồng thời.
Nguyên lý đọc: (ngược lại)
Bước 1: Đọc N bit.
Bước 2: Ghép các nhóm N bit thành dữ liệu.
Ví dụ: ta có A (65): 01000001.

Lợi ích: tang tốc độ truy suất  gấp N lần Basic. ( thực tế thì chưa tới N lần do phải tốn thời gian chia dữ liệu).
Khả năng chịu lỗi vật lý: Không có (1 ổ đĩa chết là dữ liệu cũng không đọc được.)
Ứng dụng: cho server cần tốc độ, không cần an toàn (Vd: nơi lưu trữ spool folder của Print server). 
 Raid 1 (Mirror volume)
a/ cấu tạo: Từ 2 phần có dung lượng bằng nhau trên 2 ổ cứng vật lý khác nhau (N=2, Max =2)
b/ Dung lượng: bằng dung lương thành phần ( VD: mỗi ổ cứng góp 100G thì volume có dung lượng là 100G)
c/ Nguyên lý đọc ghi:
Tại 1 thời điểm chỉ sử dụng 1 trong 2 ổ cứng vật lý. Dữ liệu được đọc/ghi trên 1 ồ cứng vật lý sẽ tự g đồng bộ sang ổ cứng vật lý còn lại.
=> A =65:01000001
=> ghi dãy bit này trên cả 2 ổ đĩa.
d/ Tốc độ truy suất: tương đương Basic.
e/ Khả năng chịu lỗi: 50% (hư 1 cái thì còn cái khác, hư 2 cái thì die !!)
f/Ứng dụng: Dùng cho server cần độ an toàn cao. 
Raid 5
a/ Cấu tạo: Cấu tạo từ nhiều phần có dung lượng bằng nhau từ nhiều ổ cứng khác nhau (N >=3)
b/ Dung lượng: = (N-1) * dung lượng thành phần
c/ Nguyên lý đọc ghi:
Bước 1: Tách dữ liệu thành nhóm (N-1) bit.
Bước 2: Đếm bit 0 hoặc bit 1 trong từng nhóm.
Nếu nhóm lẻ (kết quả XOR bằng 1): thêm bit 1
Nếu nhóm chẵn (Kết quả XOR bằng 0): them bit 0
(Hoặc XOR từng nhóm, kết quả cuối cùng của từng nhóm sẽ là bit thêm vào)
Do Raid 5 sử dụng thuật toán XOR nên ta sử dụng toán XOR để biết nhóm chẵn hay lẻ.
0 XOR  0 = 0
0 XOR  1 = 1
1 XOR  0 = 1
1 XOR  1 = 0
Cách sửa lỗi
Giả sử hư ổ cứng đầu tiên
Giả sử hư ổ cứng thứ 3
Giả sử hư ổ cứng thứ 2
Bước 2: Có thể đếm như trên hoặc dùng phép XOR là ra kết quả
d/ Tốc độ truy suất: Basic < Raid 5 < Raid 0.
e/ Khả năng chịu lỗi vật lý: 3 ổ cứng được phép hư  1, 5 thì hư 2.
(Còn phần 3 là phần cuối của Disk Management)
Tham khảo:
Cài đặt HDH lên raid
http://www.slideshare.net/laonap166/disk-management-phn-2
nguồn: tuhocmang.com

September 10, 2015

MCSA 2012: Disk Management (phần 1)

Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ổ cứng (HDD)
Chuẩn bị: 
Add 3 ổ cứng vào máy ảo.
Ta có 2 cơ chế quản lý đĩa
Basic và Dynamic.
Mặc định windows quản lý theo cơ chế basic.
Đối với cơ chế basic: 1 ổ đĩa nằm trên 1 ổ cứng vật lý.
Ta dùng Dynamic khi có nhu cầu:
+ Tăng tốc độ truy suất dữ liệu.
+ Tăng khả năng chịu lỗi vật lý (ổ đĩa chết vẫn truy suất được dữ liệu).
Có nhiều tool để quản lý đĩa (trong hiren boot rất nhiều), trên windows có công dụ Disk Management.
Để vào Disk Management: run -> diskmgmt.msc.
diskmgmt 1
Ta thấy cơ chế quản lý đĩa: Basic
Ta thấy disk1, disk2, disk3 bị chéo đỏ (offline), chưa sử dụng được. Đối với hệ điều hành (HDH) windows, khi gắn thêm ổ cứng vật lý thì phải khai báo với HDH.
chọn disk1 -> chọn Online
diskmgmt 2
Chọn tiếp disk1 -> Intialize disk
diskmgmt 3
Windows yêu cầu ta chọn: dùng MBR hay GPT để lưu trữ thông tin phân vùng ( mỗi ổ đĩa đều có 1 MBR hay 1 GPT).
diskmgmt 4
Đối với MBR:
Trên 1 ổ cứng chia được tối đa 4 thành phần luận lý (4 phân vùng) .
Khi chia phân vùng  ta có thể chọn: Primary Partition và Extended Partition.
Đặc điểm của  Extended :
+ Chỉ tạo tối đa được 1 phân vùng ( muốn thêm thi thêm ổ cứng).
+ Khi tạo Extended thì ta mới chỉ mới đánh dấu phân vùng để định nghĩa dung lượng (chưa dùng để lưu trữ dữ liệu). Muốn dùng thì phải chia nhỏ. Thành phân luận lý bên trong Extended gọi là Logical Drive, lúc này mới có thể sử dụng được (1 logical drive tương đương 1 ổ đĩa). Ta tạo bao nhiêu logical drive cũng được.
Primary: tối đa 4 phân vùng.
Primary có thuộc tính Active, giúp load HDH.
Câu hỏi: ta có thể sử dụng đồng thời bao nhiêu ổ đĩa (Logical và Primary). Muốn người dùng sử dụng được ổ đĩa thì bắt buộc mỗi ổ đĩa phải được đại diện bằng chữ cái từ A -> Z (28).
=> tối đa dùng được 26 ổ đĩa đồng thời.
A, B dùng cho đĩa mềm (muốn dùng thì phải chỉnh registry, nhưng mình chưa biết cánh chỉnh !!!!)
Do kiến thức mỉnh  có giới hạn, mình gửi các bạn các link tham khảo về MBR và GPT:
Ta chọn MBR.
Ta tạo thử phân vùng Primary: 50 MB.
diskmgmt 5
-> Next rồi chỉ định dung lượng là 50M
diskmgmt 6
Gán kí tự cho ổ đĩa. Ta để mạc định.  Nếu chỉ tạo phân vùng mà chưa muốn người dùng sử dụng phân vùng  đó thì chọn: ” Do not assign a drive letter or drive path
Nếu muốn gán 1 folder thành phân vùng, ta chọn Option thứ 2.
diskmgmt 7
Định dạng phân vùng: Từ server 2012 trở đi, Windows hỗ trợ định dạng Refs. Ta chọn NTFS
Allocation unit size (hay Cluster size):
Ta cùng nhau ôn 1 chút về ổ cứng
Đối với công nghệ HDD:
Cấu tạo luận lý: được cấu tạo bởi những vòng tròn đồng tâm (track). Trên những track này, được trang bị những hạt từ tính vô cùng bé. Dữ liệu chính là sự sắp xếp của các hạt từ tính.
Ví dụ: ta đánh chữ A, (máy tính không biết chữ A là gì cả) A được định dạng là 65 (mã ASCII). Vật liệu từ tính sẽ có 2 trạng thái mũi tên (mũi tên phải và mũi tên trái)
Để mô tả trạng thái ta dùng hệ số nhị phân – 0,1 (do có 2 giá trị tương ứng)
65: 01000001.
 (xem ở phút thứ 2:00 và 3:58)
Để sắp xếp, đọc được các hạt từ tính ta sẽ dùng kim đọc (là 1 lá thép cực mỏng), cuối lá thép có 1 cuộn dây. Khi có dòng  điện chạy qua cuộn dây  sẽ phát sinh từ trường, từ trường sẽ biến lá thép mỏng thành nam châm tĩnh điện. Dưới tác động của từ trường thì nó sẽ sắp sếp các hạt từ tính theo chiều, trật tự nhất định. Kim đọc này chỉ quay được ở 1 khung nhất định cho nên người ta chia nhỏ đơn vị track ra thành các vòng cung, là phạm vi di chuyển của kim đọc trên ổ cứng. Tương ứng với mỗi 1 cung ta gọi là 1 sector. Về mặt vật lý, sector là khái niệm nhỏ nhất (1sector = 512 bytes)
Đối với HDH windows thì ta có thêm khái niệm luận lý là cluster size để lưu trữ dữ liệu (linux gọi là inode).
Ví dụ: ta có dữ liệu A : (có size là: 68 KB), dữ liệu B (10 KB)
Bản chất khi lưu trữ A, B thì ta không lưu trên 1 cluster size mà nó  chẻ ra thành các cluster size để lắp đầy dữ liệu. Nếu ta quy định cluster size là 16KB thì khi lưu trữ A thì A sẽ chia nhỏ thành 5 phần và lưu trên 5 cluster size. Cluster size thứ 5 sẽ lưu trữ 4KB => cluster còn trống 12KB.
Và điều lưu ý là dữ liệu A chưa chắc nằm trên các cluster size liền kề mà nằm rải rác trên các cluster size trống (nếu có 5 cluster size trống liền kề nhau thì OK).
Để lưu trữ dữ liệu B thì phải luôn bắt đầu bằng 1 cluster size mới. Cho dù B chỉ có 10KB thì vẫn lưu trên 1 cluster size khác => các cluster size trống chính là hiện tượng phân mảnh ổ cứng (dung lượng còn trống trên 1 cluster size không dùng để lưu trữ dữ liệu)
diskmgmt 8
Cluster size quá lớn: độ phân mảnh sẽ nhiều. Tuy nhiên nếu cluster size lớn (vd: 32KB) thì để lấy được thông tin dữ liệu A, kim đọc chỉ cần đọc 3 cluster size (thay vì 5 nếu là 16KB).
Đối với nơi lưu trữ dữ liệu nhỏ (word, excel) thì dùng cluster size nhỏ .
Đối với nơi lưu trữ dữ liệu lớn (phim v.v) thì nên dùng cluster size lớn để giúp truy suất dữ liệu nhanh.
Nếu không xác định được thì cứ để Default.
Bảng Default Allocation Unit Size: http://support2.microsoft.com/kb/140365
Khi format 1 ổ đĩa ta có quick format và format.
Giống nhau: đều không thấy được dữ liệu.
Khác nhau: Như đã đề cập,  dữ liệu A sẽ nằm rải rác trên các cluster size trống. Vậy làm thế nào mà ổ cứng biết được dữ liệu nào đang ở cluster size nào. Trên mỗi phân vùng đều có Master File Table (MFT – đối với NTFS). Đây là bảng định vị cluster size tương ứng với dữ liệu. Nó ghi thông tin phân vùng, cluster size là bao nhiêu, File system la gì v.v.
Quick Format: xóa bảng thông tin (MFT), nhưng không xóa trực tiếp dữ liệu.
Format: xóa hết.
Ghi chú:
Khi tạo ra phân vùng , nếu muốn người dung không sử dụng được thì: remove kí tự
diskmgmt 9
Chọn Change Drive Letter and Path -> chọn Remove
diskmgmt 10
Refs:
+ hỗ trợ khả năng chịu lỗi về nguồn điện tốt hơn NTFS (trường hợp tắt điện đột xuất).
+ cho phép đặt tên file dài ( >256 kí tự)
+ Cho phép lưu dụng lượng 1 file tối đa: 16 Exabytes (1 Ex = 1024 Petabytes ~ 1tr Terabytes )
+ Phân vùng tối đa: 1 Yottabytes (1Yo = 1024 zettabytes  ~ 1tr Ex)
Khi chia phân vùng bằng diskmgmt.msc thì khi ta tạo phân vùng thì mặc định là primary partition trước. Khi có 3 primary thì tạo thêm sẽ tự động ra logical partition.
Các bài viết đọc thêm :
Đây là những kiến thức cần thiết cho mình và mọi người. Mong các bạn góp ý nếu có sai sót. Cảm ơn các bạn theo dõi.
nguồn: http://tuhocmang.com/
http://www.slideshare.net/laonap166/disk-management-p1

MCSA 2012 Monitor Server Performance (giám sát hiệu năng máy chủ)

Tiếp theo seri ” Tự học MCSA 2012“, mình sẽ trình bày bài Monitor Server Performance ( giám sát hiệu năng máy chủ) Chuẩn bị: 1 máy chạy HDH server 2012.
Mục đích của việc giám sát hiệu năng:
+ Giám sát hoạt động của server về phần cứng (để ghi ra những chỉ số cụ thể). Đễ khi có sự cố, khi có sự phàn nàn của người dùng thì ta lại monitoring một lần nữa để có được chỉ số trong thời  gian người dùng phàn nàn rồi so sánh với chỉ số ban đầu ( để việc đề xuất mua thiết bị có sức thuyết phục hơn).
+ Xác định thành phần nào gây ra hiện tượng hoạt động kém đối với server. CPU, Ram, Ổ cứng v.v. Vậy ai gây ra ???. Nhờ các chỉ số so sánh ta có thể biết được thủ phạm .
Trên 1 server hay máy tính bất kì ta có 4 thành phần cần quan tâm:
+ RAM
+ CPU
+ Physical Disk (Ổ cứng vật lý).
+ Card mạng (NIC)
Ram, Cpu, Ổ cứng: quyết định trực tiếp đến hiệu năng máy tính. NIC quyết định đến chất lượng mạng (nếu copy qua mạng chậm thì do NIC gây ra nhiều nhất, sau đó là ổ cứng rồi đến cpu, ram.)
Khi giám sát (monitor) ta có công cụ rất quen thuộc là Task Manager. Task Manager chỉ giám sát thời gian thực. Muốn đi giám sát chính xác thì cần có thời gian lâu dài rồi tính giá trị trung bình cho nó.
Công cụ Windows hỗ trợ để xét hiệu năng là: Performance Monitor. Có 2 cách mở
Cách 1: perfmon.msc
Cách 2: Mở Server Manager -> Performance Monitor Mỗi một phần cứng có nhiều giá trị để giám sát, ta cần nhớ các gá trị quan trọng sau:
+ RAM: Giá trị cần quan tâm: Pages/Sec (second). Giá trị cho phép : 0->20. Càng thấp càng tốt. Mới mua về mà >20 thì đầu tư server thiếu RAM.
+ CPU: Giá trị cần quan tâm: %Processor Time. Giá trị cho phép: <85%. Càng thấp càng tốt. Nếu chỉ số > 85%  => tốc độ xử lý cpu yếu. Cần nâng cấp cpu ( thêm cpu hoặc thay cpu mới).
+ Physical Disk:
Ta cần quan tâm 2 giá trị
% disk time: Giá trị cho phép : < 50% càng thấp càng tốt
Current Disk Queue Length: ( còn gọi là Average disk Queue length).  Giá trị cho phép từ 0->2. Càng thấp càng tốt
Nếu %disk time cao >50%: tốc độ vòng quay của ổ cứng (HDD) không đủ nhu cầu truy suất trên hệ thống (chậm quá) Current disk Queue length >2:  thông số kĩ thuật trên ổ cứng không hợp lý ( cụ thể là thông số cache, cache nhỏ => Current disk Queue length lớn, mỗi lần cpu cần truy suất thông tin ổ cứng thì đợi rất lâu => làm treo máy, windows tự restart ( do cpu không có dữ liệu xứ lý, hdh tưởng là bị lỗi nên sẽ restart).
NIC (network interface)
Ta cần quan tâm đến giá trị: Bytes Total/sec:  càng cao càng tốt. Không có giá trị cụ thể. Thời gian đầu mới mua, ta đo giá trị Bytes Total/sec , ta sẽ đặt nó làm giá trị ban đầu gọi là X (phải thỏa tiêu chuẩn của Microsoft cộng với việc 100% người dùng hài lòng với chất lượng truy suất mạng thì giá trị này X mới thỏa yêu cầu). Sau thời gian sử dụng, nếu người dùng than phiền thì ta lại so sánh giá trị hiện tại với giá trị X. Nếu thấp hơn thì cần nâng cấp.
Triển khai:
Run -> perfmon.msc Bung Monitoring Tools -> Performance Monitor .
Ta có 2 chế độ giám sát
1/ Real Time Mode ( giám sát theo thời gian thực)
+ Dùng Task Manager
+ Dùng Performance Monitor
performance 1
Chọn vào đồ thị -> Properties
performance 2

Tab Grap, bung View , Windows cung cấp co ta 3 dạng biểu đồ để giám sát



performance 3
+ Line: dạng đồ thị (mặc định)
+ Histogram Bar: dạng biểu đồ cột
+ Report : chỉ xuất ra dạng số
performance 4
dạng Report

Mặc định Performance Monitor chỉ giám sát CPU theo thời gian thực, muốn xem các chỉ số khac ta làm như sau. Chọn vào đồ thị ->
Add counters. Giả sử ta muốn giám sát them Memory (add Pages/sec)performance 5
Các thành phần giám sát sẽ chung 1 bảng đồ thị ( chung 1 hệ trục), ta cần đổi màu cho từng thành phần
Chọn Pages/sec -> Properties -> Tab Data
performance 6





performance 7
Lưu ý: Khi dùng Performance Monitor giám sát card mạng, nếu server có nhiều card mạng thì cũng chỉ có 1 hệ trục duy nhất. Khác với Task Manager, nhiều card mạng thì có nhiều bảng giám sát.
2/ Logging Mode ( chế độ giám sát ghi vào log file). Đây là chế độ không chỉ giám sát mà còn ghi lại các giá trị
Để triển khai Logging Mode, ta cần tạo các Data Collector.
Một Data Collector bao gồm 2 yếu tố
+ Object: đối tượng cần giám sát.
+ Counter: thông số cần ghi nhận
performance 8

Data Collector Set: là tập hợp các Data Collector
Mặc định hệ thống cấu hình sẵn 1 số Datacollector, Để tạo Data Collector Set theo ý mình.
Ta chọn User Defined -> New -> Data Collector Set
Name: Monitoring System. Check vào Create Manually ( vì ta sẽ giám sát theo ý mình, không làm theo templates). -> NEXT
performance 9

Chọn Performance Counter để giám sát hệ thống -> Finish

performance 10

Chọn vào Monitoring System vừa tạo -> New -> Data Collector
performance 11

performance 12


Cửa sồ Create New Data Collector -> Add
performance 13
Add các thông số như hình
Riêng với Network Interfaces -> ta chọn Counter rồi chỉ định Card mạng nào muốn giám sát ( muốn giám sát bao nhiêu card thì add thêm bấy nhiêu lần).
Lưu ý: Logical Disk dùng để giám sát các phân vùng của ổ cứng, nhờ đó mà ta có thể xác định phân vùng nào là nguyên nhân, ta cũng có thể xác định được ứng dụng hay  dịch vụ nào đang yêu cầu (request).
Physical Disk: giám sát cả ổ cứng. Ở vd này ta chọn Logical Disk.
-> NEXT
performance 14

Sam Interval: bao nhiêu lâu thì ghi dữ liệu 1 lần. Ta để mặc định 15 giây để test ( thực tế nên để 15 phút).
-> Next
Check vào: Open properties for this data collector -> Finish
performance 15

Chọn vào Data Collector “ Performance” vừa tạo -> properties
Log Format: chọn Tab Seperated để có thể đọc file log bằng phần mềm Microsoft Excel.
performance 16

Sau đó chọn Data Collector Set “ Monitoring System” ->Properties
Tab Directory
Root Directory: nơi lưu trữ log file ( ta có thể chỉnh sửa nơi lưu trữ). Mặc định lưu ở: %systemdrive%\Perflogs.
Để lập lịch biểu chọn tab Schedule: dùng để lập lich cho Data Collector Set chạy 

performance 17
Cứ 10h là chạy. Chạy từ 9/10 -> 31/10. Chạy từ thứ 2 -> thứ 6. Apply -> OK 
Cách Test:
chọn vào Monitoring System -> Start ( để khoảng 1 phút).
performance 19
Sau đó stop  rồi mở log file bằng excel.
performance 20

Để cột Network có giá trị thì chúng ta phải copy 1 file nào đó qua mạng ( từ server qua client).
Mình xin kết thúc bài Monitor Server Performance. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Tài liệu tham khảo: Ebook MOC
nguồn: http://tuhocmang.com/
http://www.slideshare.net/laonap166/mcsa-2012-monitor-server-performance