Hôm nay mình chia sẻ cách kiểm tra và xác định lỗi RAM, HDD và CPU thông thường hay gặp trong quá trình sử dụng máy tính.
1. RAM
Khi sử dụng máy tính, một số lỗi thông thường RAM khi gặp phải là:
1.1 Máy không khởi động được và phát ra tiếng bip bip
Xử lý:
- Chân RAM bị dơ: vệ sinh lại chân RAM
- Khe RAM bị lỗi: lắp sang khe khác để dùng
- RAM bị lỗi: nếu chỉ 1 thanh RAM thì đổi cái khác, nếu 2 thanh RAM thì ta thử lần lượt để xác định RAM nào lỗi
1.2 Máy khởi động nhưng không vào windows được
Sau khi loại trừ khả năng do windows và ổ cứng thì do RAM, ta thay thế cái khác
1.3 Máy tính bị treo trong lúc đang hoạt động
Ta khởi động lại máy tính, nếu vẫn bị nhiều lần thì kiểm tra lại RAM hoặc nâng cấp thêm dung lượng RAM để chạy mượt hơn
1.4 Máy khởi động lại liên tục
Có thể mainboard không tương thích với các thanh RAM có tốc độ truyền khác nhau
1.5 Máy tính bị màn hình xanh
Trường hợp này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân do RAM cũng không thể bỏ qua
1.6 Công cụ test RAM
Ngoài cách kiểm tra RAM bằng phần cứng trên, ta có thể kiểm tra thông qua phần mềm Memtest86+hoặc Windows Memory Diagnostic có sẵn trên windows.
1.6a Memtest86+
B1: Tải phần mềm tại Link http://www.memtest.org/#downiso
B2: Chạy file cài đặt, sau đó chọn I Agree
B3: Cắm USB hoặc thẻ nhớ (có đầu đọc thẻ) vào cổng usb
Chọn ổ G, nhấn Creat
B4: Chọn Next sau khi cài xong
B5: Mở USB kiểm tra có đủ file như hình dưới đây không
B6: Khởi động lại máy tính, chọn boot từ USB
B7: Sau đó chương trình test RAM sẽ tự chạy và kiểm tra giao diện sau:
Nếu có lỗi phát sinh thì tại mục Errors sẽ hiện thông số lỗi.
1.6b Windows Memory Diagnostic
B1: Vào menu Start, chọn Run, gõ lệnh mdsched.exe
B2: Windows Memory Diagnostic hiện ra, ta chọn dòng đầu tiên
Có 2 lựa chọn:
- Restart now and check for problems (recommended):Khởi động lại máy luôn để quá trình kiểm tra Ram được bắt đâu, các bạn nên chọn lựa chọn này và nhớ lưu lại những gì đang làm trên máy tính trước khi thực hiện.
-Check for proplems this next time I start my computer:Thực hiện sau khi khởi động lại máy tính.
B3: Khởi động máy tính, WMD sẽ tiến hành kiểm tra RAM
B4: Sau khi kiểm tra hoàn tất, máy tính sẽ khởi động lại lần nữa
Vào windows, WMD sẽ thông báo như hình trên, nếu không có lỗi ta yên tâm, nếu có lỗi ta nên thay thế hay sửa RAM để hệ thống hoạt động ổn định.
2. HDD
Khi sử dụng máy tính, một số lỗi thông thường HDD khi gặp phải là:
2.1 Bad sector HDD
- Thường windows bị treo khi đang hoạt động
- Không cài được windows
- Khi sao chép một file bất kỳ thấy chậm, hay báo lỗi sao chép không được
- Máy tính khởi động bị màn hình xanh
2.2 Không tìm thấy HDD
- Ổ cứng khi cắm cáp nguồn bị lỏng
- Windows bị lỗi
- Ổ cứng bị lỗi phần cứng
2.3 Không cài được windows trên HDD
2.4 Công cụ kiểm tra HDD
2.4a Kiểm tra tình trạng HDD
B1: Vào menu Start, chọn Run, gõ cmd rồi Enter:
B2: Gõ lệnh wmic, sau đó gõ tiếp diskdrive get status, rồi Enter
Nếu ổ cứng OK thì ta yên tâm, nếu không xuất hiện dòng này thì ta nên sửa lại ổ cứng hay thay thế đi.
2.4b Khắc phục bad sector HDD
Chương trình HDD Regenerator trong Hiren’s BootCD sẽ khắc phục lỗi bad sector ổ cứng mà không làm mất dữ liệu trong ổ cứng.
B1: Khởi động boot CD
B2: Chọn số 6 Hard Disk Tools
B3: Chọn số 1 HDD Regenerator 1.71
B4: Chọn ổ đĩa cần scan, ở đây ta chọn 2
B5: Chọn số 1 Scan and repair
Lưu ý:
1. Scan and repair (quét toàn bộ ổ cứng và tự sửa chữa lỗi).
2. Scan but not repair (quét đĩa cứng và hiển thị vị trí lỗi nhưng kô sửa chữa.
3. Regenerate all sector in a range (Phục hồi tất cả sector trong vùng được chọn phục hồi ngay cả khi kô có lỗi)
Nếu chỉ quét và sửa chữa thông thường, ta chọn 1 rồi Enter để tiếp tục
B6: Mặc định scan từ sector 0, nhấn Enter
B7: Quá trình scan và sửa lỗi bắt đầu
B8: Quá trình scan kết thúc
Dựa vào thống kê chương trình đưa ra, ta có thể xác định được lỗi bad của ổ cứng. Nhấn Esc để thoát chương trình.
3. CPU
3.1 Khi sử dụng máy tính, một số lỗi thông thường CPU khi gặp phải là:
- CPU quá nóng >> tản nhiệt không tốt >> Máy tính hay bị tắt ngang sau một thời gian hoạt động hoặc lúc vừa khởi động
- CPU gãy chân tiếp xúc >> Máy tính khởi động không lên
- CPU thiếu điện >> có thể do các tụ xung quanh bị phù >> Máy tính khởi động không lên
3.2 Công cụ kiểm tra CPU:
Ở đây minh liệt kê một số phần mềm thông dụng giúp ta biết tình trạng CPU ở mức độ nào để xử lý thích hợp:
- CPUID HWMonitor: Ưu điểm: Miễn phí, cung cấp cho người dùng nhiệt độ của CPU, HDD, Battery, ... Tải và cài đặt CPUID HWMonitor
- Core Temp:Ưu điểm: Miễn phí, hiển thị nhiệt độ của CPU, nó có khả năng hiển thị nhiệt độ của từng Core. Tải và cài đặt Core Temp
- SpeedFan:Kiểm tra và theo dõi hoạt động quạt CPU. Đặc biệt SpeedFan giám sát mọi khía cạnh trên máy tính. Tải và cài đặt SpeedFan
- Real Temp: Xem nhiệt độ của CPU, và ở nhiệt độ hiện tại đó có ở mức an toàn hay không. Nhược điểm của Real Temp là chỉ hiển thị nhiệt độ của CPU và Card đồ họa còn các thiết bị khác thì không hiển thị được. Tải và cài đặt Real Temp
- Hardware Sensors Monitor: Cảnh báo cho người dùng khi nhiệt độ của CPU vượt mức cho phép, hiển thị thông số về BIOS, và tốc độ của bộ vi xử lý.Tải và cài đặt Hardware Sensors Monitor
***Kiểm tra nhiệt độ CPU bằng Core Temp:
B1: Tải về cài đặt Core-Temp-installer
B2: Chạy chương trình Core Temp
Như hình trên, phần mềm hiển thị nhiệt độ 2 Core của máy tính, nằm trong giới hạn nhiệt độ cho phép.
0 comments:
Post a Comment